Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng bạn đến với Website Hội liên hiệp phụ nữ phường 8 quận 5
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội LHPNVN trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội LHPNVN trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới   Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội LHPNVN trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới    Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội LHPNVN trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới   I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 3:43 pm

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới (cơ sở pháp lý):

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.(Điều 111 Hiến pháp)

- Chủ tịch Hội các cấp được mời tham dự các kỳ họp HĐND; Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề liên quan; HĐND và UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt cho MTTQ và các đoàn thể nhân dân và lắng nghe ý kiến của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.(Điều 125 Hiến pháp)

- Chính phủ phối hợp với Ban chấp hành TW Hội trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; Chính phủ thường xuyên thông báo cho BCHTW Hội tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác lớn; Khi xây dựng VBQPPL liên quan đến phụ nữ - trẻ em, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Hội tham gia ý kiến; Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Hội tuyên truyền, phổ biến PL liên quan; Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Hội.(Điều 39 Tổ chức Chính phủ)

- Cơ quan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến phụ nữ, trẻ em (Điều 2- Nghị định số 19/2003/NĐ – CP):

+Mời đại diện Hội cùng cấp tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo văn bản để Hội góp ý kiến khi xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

+ Mời đại diện Hội cùng cấp tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn cho cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp (Hội đồng, Uỷ ban, Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý) về các vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: giải quyết lao động, việc làm, đời sống, sức khoẻ, đất đai, nhà ở, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+Định kỳ phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, pháp luật, chính sách và phát hiện những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em để kịp thời giải quyết.

+ Mời đại diện của Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các đoàn kiểm tra những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác kiểm tra.

- Định kỳ làm việc hàng năm giữa cơ quan hành chính các cấp và Hội phụ nữ các cấp (Điều 2- Nghị định số 19/2003/NĐ – CP): 1) sáu tháng 1 lần, lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP làm việc với Ban nữ công CĐ cơ quan, CĐ ngành về tình hình thực hiện chế độ, chính sách và đề xuất của Ban nữ công về các vấn đề liên quan đến PN trong cơ quan, trong ngành thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; 2) Sáu tháng 1 lần lãnh đạo UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3 tháng 1 lần lãnh đạo UBND cấp huyện, xã làm việc với Ban thường vụ Hội LHPN cùng cấp về tình hình hoạt động của Hội PN, việc thực hiện luật pháp, chính sách và đề xuất của Hội về các vấn đề liên quan đến PNTE; kiểm điểm việc thực hiện Nghị định này, đồng thời thảo luận và xây dựng kế hoạch phối hợp cho các hoạt động tiếp theo (Điều 4).

- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới (Điều 29, Luật Bình đẳng giới)

-Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (Khoản 3, Điều 33, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội trong tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật còn được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đất đai, Luật Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường,…

TW Hội LHPNVN
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
 
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội LHPNVN trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và thi hành kỷ luật trong hệ thống Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2007 – 2012
» NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 70/2008/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 06 NĂM 2008 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
» Hội LHPN Việt Nam trong công tác phòng chống bạo lực gia đình
» Công Dụng Của Giấm
» Thanh lịch quyến rủ nơi công sở

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Hội LHPN Việt Nam :: Tài liệu hướng dẫn hoạt động Hội-
Chuyển đến