Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng bạn đến với Website Hội liên hiệp phụ nữ phường 8 quận 5
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
September 2024
MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      
CalendarCalendar

 

 Cách bảo quản thực phẩm ngày tết

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Cách bảo quản thực phẩm ngày tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách bảo quản thực phẩm ngày tết   Cách bảo quản thực phẩm ngày tết I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:43 pm

rước Tết, các gia đình thường phải đi chợ sớm cả tuần để chuẩn bị cho 3 ngày Xuân và do đó, vấn đề bảo quản sao cho thực phẩm luôn tươi mới, không bị hư luôn được các bà nội trợ quan tâm?

1.Chọn thực phẩm tươi ngon

Muốn lựa chọn thức ăn cho cả tuần, trước hết cần phải lên thực đơn cho 7 ngày, chia ra các nhóm thực phẩm như cá, thịt, tôm, trứng, bơ sữa, phô mai hay rau, củ, quả.

- Với nhóm cá, thịt, tôm nên chọn những con cá đang bơi, làm sạch, lấy giấy bản thấm khô, cuốn từng con vào ni long và xếp vào ngăn đá.

- Với thịt, nên chọn những miếng có màu đỏ hồng, ấn tay vào có độ đàn hồi, thịt không nhớt, không có mùi vị lạ. Làm sạch, lấy giấy bản lau khô và đóng túi, cho vào ngăn đá.

- Đối với tôm, tốt nhất là mua loại không bị rụng đầu, không nhớt. Bỏ đầu, rửa sạch, lau khô và cho vào tủ.

- Với rau quả, nên sắp xếp rau ăn trước, củ quả sau và bảo quản ở ngăn dưới bằng những túi đựng nilông để chống sự bay hơi nước làm rau khô héo, giảm mùi vị và chất lượng.

- Cùng với nhóm thực phẩm này nhưng là đồ đông lạnh thì nên xem kỹ bao bì. Thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18oC, nhưng do quá trình chuyên chở, bảo quản, thời hạn này sẽ không được như mong muốn. Vì vậy, tốt nhất nên chọn đồ càng gần ngày sản xuất càng tốt.

Các thực phẩm trên được xếp trong ngăn đá có sự điều chỉnh nhiệt độ từ -6oC; -12oC hoặc -18oC, tuỳ theo khối lượng. Giữa các bao gói thực phẩm nên để khoảng cách để thực phẩm được làm lạnh đều. Các loại thực phẩm này nếu được làm chín nhưng để ăn dần cũng phải để vào ngăn của gian làm lạnh.

Với nhóm thực phẩm như sữa, trứng, phô mai… cần để ở ngăn sát ngăn đông lạnh, nhiệt độ ngăn này ở khoảng 6oC-12oC.

- Các loại hạt dưa, bí, mứt thèo lèo, bánh in... được sản xuất từ các loại hạt có chứa chất béo cao, rất dễ sinh ra meo mốc và độc tố có khả năng gây bệnh ung thư. Để mứt trên 10 ngày dễ bị mốc đen, hoặc chua do lên men khác với vị chua ngọt tự nhiên của trái cây làm mứt. Khi mua các loại kẹo nhiều màu sắc sặc sỡ, mùi nồng so với đặc điểm tự nhiên của nguyên liệu... cần phải xem kỹ nhãn, hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ vì các cháu rất dễ mẫn cảm với phẩm màu và hương liệu.

- Các loại dưa chua, nếu sản xuất không kỹ cũng sinh ra meo mốc, đục nước. Thực phẩm chế biến sẵn thường dùng đường hóa học saccharine được sử dụng cho người ăn kiêng trong một số bệnh lý, dùng lâu dài với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.


2.Rã đông đúng cách

Rã đông là khâu ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng nguyên liệu. Rã đông có thể được thực hiện bằng cách tan đá nhờ nước và rã đông trong không khí.

Tốt nhất, trước một ngày sử dụng nên chuyển nguyên liệu từ ngăn đá xuống ngăn lạnh để rã đông. Rã đông bằng lò vi sóng cũng rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào.

* Lưu ý:

Trong bảo quản thực phẩm, cần lưu ý không làm đông hai lần. Rã đông thực phẩm, các tinh thể đá tan thành nước, phần nào đã phá vỡ tế bào của nguyên liệu. Khi đông lạnh lần thứ hai, nước lại tạo thành đá, việc ra đông lần hai khiến một số thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bị trôi ra ngoài thông qua dịch bào và nước đá. Hơn nữa, khi rã đông, các vi sinh vật gây bệnh cũng phát triển nhanh.

Nếu không có thời gian rã đông, các bà nội trợ có thể nấu ngay. Nguyên liệu đang để lạnh bị chế biến nóng đột ngột cũng không làm mất nhiều chất dinh dưỡng, chỉ mất nhiều nhất là vitamin trong rau quả. Cho nên người tiêu dùng có thẻ yên tâm với một số loại sản phẩm được hướng dẫn sử dụng không cần rã đông trước khi nấu.

Nếu có điều kiện, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị 2 loại tủ đựng thức ăn, một cho thực phẩm sống như thịt lợn, thịt gà, vịt và hải sản và một cho các thức ăn đã nấu chín hay những đồ đã được rửa sạch.

3.Cách bảo quản thực phẩm:

- Thịt heo kho hột vịt, cá lóc hay măng hầm chân giò, khổ qua dồn thịt, bắp cải cuốn thịt… nên nấu vừa đủ ăn trong 2-3 bữa, vì thức ăn không hâm lại quá hai lần, vừa mất nhiều chất dinh dưỡng vừa tạo ra chất có hại. Về mặt cảm quan làm cho ta có tâm lý chán ăn vì phải ăn đi ăn lại nhiều lần cùng một món.

- Các món chiên, quay, rôti... nên để trong lọ thuỷ tinh chứa ngập dầu mỡ đặt trong ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản cả tuần. Khi ăn lấy vừa đủ phần cần ăn rồi hâm nóng lại.

Các món đặc trưng của ngày Tết, không thể thiếu như bánh chưng, bánh tét rất tiện lợi cho bữa ăn sáng với đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày là tốt nhất để tránh bị mốc, chua…

- Không để thức ăn đã nấu chín trong 2 giờ ở nhiệt độ thường trong phòng.

- Muối thực phẩm : cắt thịt sống thành từng miếng như bàn tay, tẩm gia vị như củ riềng, hành, tỏi, muối... Cá làm sạch để ráo nước tẩm muối như trên. Thịt cá được buộc chặt trong bẹ cau hoặc nhận chặt vào thùng hay hủ, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng đem phơi nắng, không cho nước mưa rơi vào. Cách này giữ được lâu khoảng 1 tháng.

- Phơi khô: thịt cá chuẩn bị như trên đem phơi khô.

- Sấy khô: áp dụng cho những vùng ít nắng. Thịt cá đã chuẩn bị để trên tấm phên để trên lửa nhỏ cách khoảng một mét, thỉnh thoảng lật trở đến khi khô hẳn.

- Hun khói : thịt cá chuẩn bị như trên, treo trên giàn bếp, rất hiệu quả trong bảo quản thịt cá tươi.
Bánh chưng bánh tét thường “sống” lại ngày thứ 5-6 sau khi nấu, nên chiên hay nấu lại.

Để trong tủ lạnh :

+ Rau: để ngăn mát ở tủ lạnh

+ Thịt cá tươi được bao bọc riêng để trong ngăn đông

+ Thức ăn dư : để trong tủ lạnh ngay, tốt nhất trong vòng hai giờ sau khi nấu, nên để trong hộp hoặc tô, đĩa bịt kít nilông tránh thức ăn bị khô. Nếu số lượng lớn nên chia nhiều hộp nhỏ, khi cần hâm lại dễ dàng. Tránh hâm đi hâm lại nhiều lần.

*Ngoài ra, còn các phương pháp khác để bảo quản thực phẩm bằng cách đặt dưới áp lực không khí cao hay bảo quản bằng máy hút chân không làm thực phẩm tươi hơn, thơm hơn.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
 
Cách bảo quản thực phẩm ngày tết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 6 thực phẩm chống lão hoá cho chị em
» Mẹo giữ thực phẩm tươi lâu
» Bí quyết giữ tươi ngon thực phẩm đã luộc
» Thực phẩm nào nóng, mát?
» Những thực phẩm làm đen da, vàng da

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Nữ công gia chánh :: Mẹo vặt-
Chuyển đến