Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng bạn đến với Website Hội liên hiệp phụ nữ phường 8 quận 5
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:53 pm

Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VI

Diễn ra từ ngày 19-20/5/1987 tại Thủ đô Hà Nội

* Thông tin tóm tắt

Tham dự Đại hội có 1.138 đại biểu (trong đó có 700 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10 triệu hội viên và 28 triệu phụ nữ trong cả nước). Đại hội vinh dự đón đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Uỷ viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự



Đại hội đánh giá các tầng lớp phụ nữ đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần lao động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhấn mạnh 8 nội dung phụ nữ cần thực hiện trong công cuộc đổi mới, đó là: Giáo dục xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa; Động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6, trọng tâm là ba chương trình kinh tế lớn; Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ và điều kiện lao động và sinh hoạt của phụ nữ, trẻ em; Làm tốt công tác hậu phương; Vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ phát huy vai trò người mẹ, góp phần xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt; Tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động; xây dựng củng cố cơ sở hội.


Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành Trung ương khoá VIgồm 111 ủy viên, tại Đại hội bầu 98 ủy viên. Ban chấp hành Trung ương Hội bầu Đoàn chủ tịch gồm 15 ủy viên.


Bà Nguyễn Thị Định được bầu lại là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; các bà: Nguyễn Thị Thân, Trần Thị Thanh Thanh, Trương Mỹ Hoa, Ngô Bá Thành, Hoàng Xuân Sính được bầu là Phó Chủ tịch Hội.



DIỄN VĂN KHAI MẠC


Do bà Nguyễn Thị Định, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khoá V đọc

Kính thưa Chủ tịch đoàn.

Kính thưa các vị khách quý.

Kính thưa toàn thể Đại hội.



Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 6 khai mạc vào đúng ngày 19/5, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong ngày hội lớn này, chúng ta thành kính tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu mà tư tưởng và đạo đức trong sáng tuyệt vời của Bác sỗng mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Với quan điểm giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã tổ chức, lãnh đạo phong trào phụ nữ, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ và dìu dắt phong trào phụ nữ từng bước đi lên với muôn vàn tình thương yêu mà người để lại cho toàn dân, cho phụ nữ và các cháu thiếu niên nhi đồng. Người đã giáo dục, động viên chúng ta phấn đấu vượt quan mọi gian nan thử thách, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trong giờ phút trang nghiêm này, chúng ta xin hứa với Bác Hồ kính yêu: Phụ nữ Việt Nam sẽ ra sức phấn đấu thực hiện bằng được di chúc thiêng liêng của Người, đem hết tinh thần và nghị lực xây dựng đất nước, đem lại hạnh phúc cho muôn đời con cháu mai sau.



Chúng ta bước vào Đại hội với trách nhiệm và vinh dự lớn là Đại hội đầu tiên của một tổ chức quần chúng cách mạng sau Đại hội Đảng. Chúng ta sẽ tập trung trí tuệ để thảo luận chức năng nhiệm vụ, đề ra các chủ chương biện pháp nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới mà nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI.



Đại hội chúng ta nhiệt liệt chào đón đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Uỷ viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; đồng chí Phạm Văn Đồng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các đồng chí đến dự Đại hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nướcđối với phong trào phụ nữ, cổ vũ động viên chúng ta vững bước tiến lên.



Đại hội vô cùng phấn khởi được đón các đoàn đại biểu Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, phụ nữ Liên xô, Lào, Cămpuchia, đại biểu phụ nữ các châu âu, á. Phi. Mỹ La tinh... đem đến cho chúng ta tình cảm nồng thắm của chị em các nước đang sát cánh cùng phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chung đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng.



Chúng ta nhiệt liệt chào mừng các đại sứ phu nhân, đại diện sứ quán các nước, các cơ quan của Liên hợp quốc tại Hà Nội đã đến dự Đại hội phụ nữ Việt Nam.



Chúng ta vô cùng tự hào được đón các đồng chí lão thành của phong trào phụ nữ, những người chị đi trước luôn luôn dìu dắt các em đi vào con đường đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Đại hội vui mừngđược đón tiếp đại diện các Bộ, các ngành, các đoàn thể đã luôn luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho phong tràophụ nữ phát triển. Đặc biệt, về dự Đại hội của chúng ta có hơn 700 đại biểu phụ nữ từ khắp mọi miền đất nước, những người phụ nữ ưu tú nhất được lựa chọn từ Đại hội phụ nữ các cấp, tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí của phong trào phụ nữ, mang đến cho đại hội niềm tin và nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trên các lĩnh vực hoạt động.



Những năm qua, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, phong trào phụ nữ nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn trở lực, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chăm lo đời sống phụ nữ trẻ em; xây dựng củng cố tổ chức Hội và tham gia mọi hoạt động quốc tế. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế, nhưng phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ vẫn được giữ vững và có mặt tiến bộ. Đó là do công lao to lớn của hàng triệu phụ nữ luôn luôn phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dũng cảm đảm đang, kiên trì phấn đấu, lao động, sản xuất, công tác, chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái, đóng góp cho xã hội, làm nền tảng vững chắc cho chế độ xã hội chủ nghĩa và đem lại sức mạnh cho tổ chức Hội.



Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, đáp ứng nguyện vọng và niềm tin của các tầng lớp phụ nữ, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 6 sẽ đánh giá thực trạng của phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ những năm qua, đề ra nhiệm vụ thiết thực nhằm tổ chức, động viên các tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra, đồng thời chăm lo đến quyền lợi đời sống phụ nữ, trẻ em, tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ.



Từ nhiều tháng nay, đông đảo các tầng lớp phụ nữ, các cấp Hội đã sôi nổi thảo luận dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Hội, đóng góp nhiều ý kiến quí báu, đánh giá đúng phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội, tìm ra những mặt hạn chế của phong trào, thảo luận phương hướng nhiệm vụ, đòi hỏi những đổi mới trong phương thức hoạt động của các cấp Hội, để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Hội trình Đại hội đã cố gắng tập hợp trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ, đánh giá đúng những mặt mạnh và những hạn chế của phong trào phụ nữ cũng như hoạt động của các cấp Hội, tìm ra nguyên nhân thành công và không thành công của phong trào, đề ra chức năng, nhiệm vụ của Hội liên hiệp phụ nữ và các chủ trương, biện pháp để thực hiện chức năng nhiệm vụ đó.



Đại hội chúng ta sẽ thảo luận và thông qua báo cáo chính trị, bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khoá 6 thể hiện truyền thống đoàn kết nhất trí và quyết tâm dổi mới trong nội dung phương thức hoạt động của Hội, nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết mà Đại hội đề ra.



Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của Đảng. Trải qua các cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quần chúng cách mạng đông đảo luôn luôn chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, sẵn sàng cống hiến trí tuệ sức lực của mình vì sự nghiệp cao cả của Tổ quốc. Chúng ta tin tưởng rằng từ Đại hội này, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6, với quyết tâm đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, phụ nữ Việt Nam sẽ phấn đấu làm tròn mọi nhiệm vụ, góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng đề ra, đưa phong trào phụ nữ tiến lên những bước phát triển mới.


Trong niềm tin tưởng đó, thay mặt Chủ tịch đoàn, tôi tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VI.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:54 pm

BÁO CÁO


Của Ban Chấp hành TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, do bà Nguyễn Thị Như, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa V đọc

Kính thưa Chủ tịch đoàn,

Kính thưa các vị khách quý,

Thưa toàn thể chị em thân mến,



Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đánh giá những thành tựu và rút kinh nghiệm trong 5 năm qua, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và phương hướng mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế -xã hội trong 5 năm 1986-1990. Đại hội đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là sự chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Trong lĩnh vực xã hội, đó là xây dựng các chính sách xã hội nhằm phát huy yếu tố con người, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, thực hiện công bằng xã hội.



Để thực hiện Nghị quyết Đạị hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, đáp ứng nguyện vọng và niềm tin của các tầng lớp phụ nữ, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 6 sẽ đánh giá thực trạng của phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ những năm qua, đề ra nhiệm vụ thiết thực nhằm tổ chức, động viên các tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra, đồng thời chăm lo đến quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em, tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Phần thứ Nhất: Phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

I/ Đánh giá phong trào phụ nữ những năm qua

Năm năm qua, cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều mặt phức tạp. Từ điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả cuả chiến tranh kéo dài, nhân dân ta vừa phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, vừa phải đáp ứng cùng một lúc những yêu cầu bảo đảm và cải thiện đời sống, tích luỹ để xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quốc phòng

Phong trào phụ nữ là một bộ phận trong phong trào chung của toàn dân, không thể tách rời những nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc.



Trải qua những năm tháng lâu dài và gian khổ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, các tầng lớp phụ nữ việt Nam có nguyện vọng thiết tha được sống trong hoà bình, được đem sức lực và trí tuệ xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân trong đó có gia đình mình. Thể hiện nguyện vọng chính đáng đó, Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể, nhằm tập hợp các tầng lớp phụ nữ, động viên chị em tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chăm lo quyền lợi, đời sống phụ nữ, trẻ em. Nhưng chúng ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, dân số tăng nhanh, nền kinh tế còn mất cân đối nghiêm trọng. Những khuyết điểm trong chỉ đạo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, trong quản lý sản xuất của Nhà nước, nhất là những sai lầm trong chính sách giá - lương - tiền, đã làm cho sản xuất khó khăn, lưu thông rối ren, tiêu cực xã hội phát triển, đời sống của người lao động chân chính ngày càng bị giảm sút, người phụ nữ lao động lương thiện càng phải lo lắng vất vả trăm bề.



Trong bối cảnh kinh tế - xã hội như vậy, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đẩm đang”, kiên trì chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, ra sức lao động sản xuât, công tác, xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, làm tốt nhiệm vụ hậu phương, đồng thời đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, góp phần bảo vệ những thành quả của cách mạng nước ta.



Đặt biệt trong nông nghiệp, mặt trận hàng đầu của nền kinh tế quốc dân, với tỷ lệ hơn 60% lao động nữ, phụ nữ nông dân đã phát huy truyền thống cần cù lao động, chịu đựng gian khổ, đoàn kết tương trợ, chống chọi với thiên tai ác liệt, khắc phục mọi khó khăn về năng lượng, vật tư, sức kéo, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, góp phần quan trọng đưa mức sản lượng bình quân hàng năm về lương thực từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976 - 1980 lên 17 triệu tấn thời kỳ 1981 - 1985.



Trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu cũng nổi bật hình ảnh người phụ nữ một nắng hai sương, vai cày tay cuốc, góp phần biến những đồng ruộng chua mặn, những bãi đất cằn cỗi thành những cánh đồng cao sản 8 -10 tấn/ha. Từng thửa ruộng, từng nương rẫy, đã thấm mồ hôi của những người phụ nữ khai hoang phục hoá, làm thuỷ lợi, xây dựng nông trường, lâm trường, xây dựng vùng kinh tế mới. Phụ nữ ở nhiều nơi đã phát huy những nghề truyền thống trông bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm. Đặc biệt chị em các dân tộc vùng cao đã vượt qua những tập quán lâu đời, từng bước xoá bỏ du canh du cư, thực hiện định canh định cư, xây dựng cuộc sống mới. Phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong việc đẩy mạnh chăn nuôi gia đình, góp phần tăng thêm 1,8 triệu con lợn và 1,2 triệu trâu bò so với năm 1980. Mặc dù chính sách giá cả thu mua nông sản của Nhà nước còn nhiều điều chưa hợp lý, mặc dù có những nơi hợp tác xã khoán trắng, phải tăng cường độ lao động gấp nhiều lần, chị em vẫn bền bỉ chịu đựng, chủ động vượt qua mọi trở lực để sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm, đóng góp với Nhà nước và nuôi sống gia đình.



Đại hội chúng ta nhiệt liệt biểu dương công lao vô cùng to lớn của hàng triệu phụ nữ nông dân vừa dũng cảm kiên trì trong lao động, vừa thông minh sáng tạo trong áp dụng các biện pháp kỹ thuật, vừa hăng hái tiếp thu hưởng ứng sự đổi mới trong cơ chế quản lý, đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của nông nghiệp nước ta! Tiêu biểu là các nữ anh hùng, nữ chiến sĩ thi đua toàn quốc như Võ Thị Hồng tập đoàn ấp Bắc (Mộc Hoá, Long An), Nguyễn Thị Bảy - Hợp tác xã Thọ Hải (Thọ Xuân, Thanh Hóa), Đỗ Thị Ru - Hợp tác xã muối Trần Phú (Hải Hậu, Hà Nam Ninh...).



Trong khu vực Nhà nước, nữ công nhân viên chức chiếm 46% lực lượng lao động, có những ngành phụ nữ chiếm từ 70 - 80% ở các đơn vị trực tiếp sản xuất. Những năm qua, mặc dù đời sống khó khăn gay gắt do tình hình giá cả biến động thất thường, tiền lương thực tế ngày càng giảm sút, nhưng đa số chị em đã dũng cảm chịu đựng mọi thiếu thốn, kiên trì tìm cách tháo gỡ khó khăn, vừa phải kiếm việc làm thêm để đủ sống, vừa ra sức tìm tòi mọi nguồn vật tư, nguyên liệu để duy trì sản xuất, bảo đảm công tác. Chị em đã nhiệt tình tham gia các phong trào “mỗi công nhân có một sáng kiến, mỗi cán bộ khoa học tham gia một đề tài nghiên cứu”, “luyện tay nghề, thi thợ gỏi”, phấn đấu trở thành những người phụ nữ lao động có tài năng. Ngành nào, địa phương nào, cơ sở nào cũng xuất hiện những phụ nữ giàu lòng yêu nghề, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất trong những điều kiện hết sức không bình thường. Rất nhiều chịlà chiến sĩ thi đua, nhiều tổ đội lao động đông nữ đã giữ vững danh hiệu tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa hàng chục năm liên tục. Đó là các nữ anh hùng lao động Châu Thị Kim, công nhân Nhà máy dệt Phong Phú (thành phố Hồ chí Minh), Hoàng Thị Tuất, Phó giám đốc Nông trường Đức Lập (Đắc Lắc), Hoàng Thị Miên, công nhân giao thông hạt 7 (Cao Bằng), Vũ Thị Chất, công nhân xí nghiệp may 10 (Hà Nội).v.v... Đó là các đơn vị tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa 15 - 20 năm liên tục như Tổ in bao giấy Nhà máy xi măng Hải Phòng, Tổ máng ngoài kíp 1 Xí nghiệp tuyển than Cửa ông,Tổ sàng chè ca 1 Nhà máy chè Kim Anh…



Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, phụ nữ đã có bước trưởng thành đáng kể. Chị em chiếm 36% trong số những người có trình độ đại học và cao đẳng, hơn 10% có trình độ trên đại học. Nhiều chị em đã kiên trì phấn đấu vượt qua mọi trở lực, nghiên cứu thành công các đề tài phục vụ sản xuất và đời sống. Trong 5 năm 1981 - 1985, 301 chị đã được Tổng Công đoàn Việt Nam cấp Bằng lao động sáng tạo. Một số chị em đã được Nhà nước tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc như Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Thế Trâm, Viện trưởng viện Pa-stơ Nha Trang, Giáo sư Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Xí nghiệp dược phẩm 2 Hà Nội, chị Bùi Thị Tý, giáo viên chuyên toán trường Trung học Nguyễn Huệ (Hà Đông) đã được vinh dự nhận giải thưởng Kô-va-lep-xcai-a.



Chúng ta trân trọng quí mến chị em trong ngành y tế ngày đêm tận tuỵ phục vụ bệnh nhân, những cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu, những nữ tác giả, nữ diễn viên xuất sắc đã đi sâu vào thực tế, thể hiện được vấn đề nóng bỏng của cuộc sống qua những tác phẩm văn học nghệ thuật được quần chúng yêu thích.



Trên lĩnh vực quản lý kinh tế, tình hình hết sức khó khăn vừa qua làm nổi bật ý thức trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của những nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ vướng mắc để ổn định, phát triển sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động, đóng góp kinh nghiệm cho việc đổi mới cơ chế quản lý. Tiêu biểu là chị Ba Thi, giám đốc Công ty kinh doanh lương thực thành phố Hồ-Chí -Minh, chị Nguyễn Thị Tâm, giám đốc nhà máy dệt Minh Khai (Hà Nội). các chị đã được Nhà nước tuyên dương là Anh hùng lao động.



Đại hội chúng ta vô cùng tự hào với đội ngũ nữ công nhân viên chức, lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ, đã kiên trì vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn để lao động, sáng tạo, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.



Trong ngành tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm 67% lực lượng lao động. Chị em đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường ra sức tìm tòi nguyên liệu, tận dụng phế liệu tạo ra nhiều sản phẩm phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần quan trọng tạo nên giá trị tổng sản lượng của ngành tiểu thủ công nghiệp gần bằng 1/2 giá trịtổng sản lượng công nghiệp của cả nước. Mặc dù các chế độ chính sách chưa được thoả đáng, dù đời sống còn khó khăn, sản xuất chưa ổn định, chị em vẫn bền bỉ phấn đấu, tự tạo nguồn vật tư, nguyên liệu để sản xuất hoặc chủ động khắc phục mọi khó khăn để chuyển mặt hàng, timg việc làm. Chị em đã tỏ rõ tài khéo tay, óc thẩm mỹ, sáng tác nhiều mẫu mã, nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao, bước đầu xây dựng được tín nhiệm trên thị trường.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:55 pm

Những nữ cán bộ quản lý sản xuất giỏi như các nữ anh hùng Trần Thị Dự, Chủ nhiệm Hợp tác xã chiếu cói Đại Đồng (Kim Sơn, Hà Nam Ninh) anh hùng Hồ Thị Xinh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Lao Động (Hà Nội) và các nữ chiến sĩ thi đua Trương Thị Nhân, Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt Hoà Xá (Hà Sơn Bình), Ni cô Nguyễn Thị Hồng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thành Công (Đồng Nai) đã trưởng thành trong quá trình đem hết tâm sức chăm lo cho tập thể, cho đơn vị.



Lao động, sản xuất, công tác, góp phần tạo ra của cải cho xã hội, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam còn chắt chiu từng đồng tiền bát gạo, từng gam vật liệu, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để xây dựng đất nước. Phong trào mua công trái, gửi tiền tiết kiệm phát triển với nhiều hình thức, có phần đóng góp đáng kể của phụ nữ.



Thưa các đại biểu và chị em thân mến,



Xây dựng, phát triển kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Đi đôi với lao động sản xuất và tiết kiệm, phụ nữ đã tích cực tham gia cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng hợp tác xã và tập đoàn sản xuất ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cơ chế khoán mới theo tinh thần chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp.



Trong công cuộc cải tạo công thương nghiệp, chị em ở các thành phố, thị xã, thị trấn, tham gia xây dựng các chi hội chợ, các tổ ngành hàng, các tổ đại lý, dịch vụ và hợp tác xã mua bán để tăng cường lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Một bộ phận chị em buôn bán đã được chuyển sang sản xuất, dịch vụ. Tuy chất lượng công tác cải tạo còn chưa đạt yêu cầu, nhưng bước đầu phụ nữ nông dân phía Nam đã đi vào làm ăn tập thể, một bộ phận chị em tiểu thương đã thực hiện các chử trương chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước.



Cuộc đấu tranh giữa hai con đường, giữa cũ và mới vốn đã gay gắt quyết liệt trên đất nước ta, cuộc đấu tranh đó còn bị tác động sâu sắc thêm do chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực phản động.



Trên mặt trận an ninh, quốc phòng, chị em các lực lượng vũ trang chẳng những là chiến sĩ mưu trí, thông minh, sáng tạo, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực xã hội, phát hiện những phần tử xấu, giữ gìn an nionh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mà còn là những người lao động sản xuất có năng suất cao, có tay nghề giỏi. chị em các dân tộc ở Tây Nguyên đã mưu trí, sáng tạo, phát hiện nhiều hoạt động của bọn Phun-rô, giúp cho các lực lượng an ninh phá tan nhiều âm mưu xảo quyệt của chúng, vận động người thân rời bỏ hàng ngũ địch, góp phần bảo vệ cuộc sống của buôn làng.



ở các vùng biên giới, nơi kẻ thù thường xuyên lấn chiếm, phá hoại, gây biết bao đau thương mất mát, các mẹ, các chị thuộc các dân tộc đã nêu cao khí phách kiên cường tham gia dân quân tự vệ, tuần tra canh gác, bắt biệt kích, thám báo, phục vụ chiến đấu, làm công tác hậu cần, xây dựng khối đoàn kết quân dân, góp phần bảo vệ biên cương của tổ quốc. ở khắp mọi nơi,những người mẹ, người vợ lại sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, tiếp tục động viên người thân hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Phong trào “Hướng về chiến sĩ tiền phương” “áo ấm cho chiến sĩ biên giới” do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động đã đáp ứng đúng tình cảm, nguyện vọng của phụ nữ cả nước, động viên chị em đóng góp tiền, lương thực, thực phẩm, quần áo;gửi tặng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở tuyến trước. Công tác chăm sóc, giúp đỡ gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội neo đơn, đỡ đầu con liệt sĩ có tác dụng thiết thực và ngày càng trở thành nền nếp đạo lý của phụ nữ. Chị em giúp nhau xây dựng những “ngôi nhà tình nghĩa”, giúp nhau ngày công lao động khi mùa vụ khẩn trương, thăm hỏi động viên nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Đó là những việc làm biểu hiện tình cảm cao đẹp của phụ nữ Việt Nam, là truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Thưa các đại biểu và chị em thân mến,



Bên cạnh nhiệm vụ công dân, phụ nữ còn chức năng cao quý của người mẹ, người vợ. Tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con trong những năm qua là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Với truyền thống dũng cảm, đảm đang, hàng triệu người mẹ, người vợ, đã chắt chiu từng đồng tiền hạt gạo, tần tảo sớm khuya, vừa lo sản xuất, công tác, vừa lo đời sống gia đình. Trong hoàn cảnh xã hội còn nhiều tiêu cực, với trách nhiệm và tấm lòng nhân hậu của phụ nữ Việt Nam, nhiều chị em đã bền gan chịu đựng cùng chồng con vượt qua thử thách, củng cố tổ ấm gia đình, giữ gìn đạo đức và cuộc sống lành mạnh. Bằng cuộc sống lao động chân chính và sự hy sinh phấn đấu cao cả, nhiều bà mẹ đã là tấm gương tốt cho con như chị Cao Thị Ngoãn, công nhân nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng). Chồng đi chiến đấu hy sinh, được sự giúp đỡ của tập thể, chị đảm đang nuôi dạy 3 con trở thành học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Bản thân chị phấn đấu trở thành thợ giỏi, nhiều năm là chiến sĩ thi đua, được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động.



Thưa các đại biểu và chị em thân mến,



Chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong tình hình cực kỳ khó khăn những năm qua, phụ nữ Việt Nam từ miền núi đén miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, trẻ cũng như già, giáo cũng như lương, chị em trong nước cũng như Việt Kiều ở xa Tổ quốc, đông đảo những người phụ nữ lao động, sắn sàng đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu làm tròn nghĩa vụ người công dân và chức năng người mẹ cao quí.



Đại hội chúng ta nhiệt liệt biểu dương nhiệt tình cách mạng, ý chí phấn đấu kiên trì, khả năng lao động sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ đã có cống hiến quan trọng vào sự nghiệp cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, góp phần gìn giữ di sản tốt đẹp của dân tộc, kết hợp tiếp thu những thành tựu của nền văn minh xã hội chủ nghĩa để xây dựng một nền văn hoá và đạo đức dân tộc, dân chủ, hiện đại.



Kính thưa các vị đại biểu

Thưa chị em thân mến



Năm năm qua, phong trào phụ nữ nước ta đã đạt được một số thành tích như trên, nhưng so với yêu cầu của cách mạng và nguyện vọng chính đáng của quần chúng phụ nữ thì còn nhiều mặt hạn chế. Những diễn biến phcs tạp của tình hình kinh tế xã hội đã tác động sâu sắc đến phong trào phụ nữ về nhiều mặt.



Đời sống khó khăn kéo dài, sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em giảm sút đang là nỗi lo lắng của toàn xã hội. Sự nghiệp phúc lợi phụ nữ trẻ em cả ở thành thị và nông thôn còn nhiều mặt yếu kém. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tăng lên. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của con em ta mà còn di hại lâu dài đến nòi giống tương lai.



Việc bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động của phụ nữ không được chăm lo thường xuyên, tai nạn lao động tăng, bệnh nghề nghiệp phát triển. Hàng triệu lao động chưa có và chưa đủ việc làm, đó là nỗi lo lắng day dứt của các bà mẹ. Nhiều chính sách chế độ đối với lao động nữ đã ban hành chưa được thực hiện nghiêm chỉnh.Một số chế độ chính sách quá lỗi thời không được sửa đổi bổ sung. Đối với chị em ở khu vực kinh tế tập thể, điều kiện lao động và đời sống của nữ xã viên và các cháu còn rất nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm giải quyết.



Việc thực hiện quyền làm chủ, quyền nam nữ bình đẳng còn gặp nhiều trở ngại. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp với nhiều chế độ chính sách bất hợp lý đã vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân lao động, nhất là đối với phụ nữ. Tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản thực dụng, coi thường phụ nữ lại càng có điều kiện tồn tại, thể hiện dưới nhiều dạng, lúc lộ liễu, lúc kín đáo, ngay cả trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ngoài xã hội, đó là việc đánh giá không công bằng đối với lao động nữ, cán bộ nữ. Trong lúc lực lượng lao động nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, kể cả trong khoa học kỹ thuật, thì vị trí cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước giảm sút. Tuy gần đây, tỷ lệ nữ cấp uỷ viên ở cơ sở, địa phương, có tăng lên chút ít, nhưng việc xây dựng một đội ngũ cán bộ nữ có năng lực ở những vị trí cần thiết để đề cập được với Đảng và Nhà nước những vấn đề của phụ nữ còn là quá trình phấn đấu gian khổ. Trong gia đình, những tàn dư phong kiến như tệ ép hôn, đánh đập ruồng bỏ, ngược đãi phụ nữ... vẫn diễn ra và có chiều hướng tăng lên.



Tình trạng văn hóa thấp kém của phụ nữ hiện nay cũng là điều chúng ta phải quan tâm. Không chỉ ở miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh, phụ nữ trẻ em bị thất học mà tình trạng mù chữ vẫn còn cả ở đồng bằng, cả ở các thành phố lớn. Trình độ văn hoá thấp kém dẫn đến sự lạc hậu về tinh thần tư tưởng, hạn chế sự tiếp thu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hạn chế tiếp thu khoa học kỹ thuật và những kiến thức mới trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái, đã ảnh hưởng sâu sắc đến từng tế bào nhỏ trong xã hội.



Vấn đề gia đình hiện nay đang trở thành vấn đề xã hội nóng bỏng. Lo cho cuộc sống hàng ngày (ăn, mặc, học hành) đã là vất vả, nhưng lo cho tình cảm được trọn vẹn, gia đình êm ấm, con cái được trưởng thành, vững vàng, lại càng làm cho người mẹ phải day dứt và có khi phải chịu những nỗi mất mát đau khổ.



Trong bối cảnh xã hội như vừa qua, khó tránh khỏi một bộ phận chị em bi quan, giao động, giảm ý chí phấn đấu, không muốn tham gia công tác xã hội, lo xoay xở cuộc sống gia đình. Một bộ phận chị em giảm sút lòng tin, sa vào tình trạng mê tín, dị đoan, thậm chí bị thoái hoá, chạy theo lối sống thực dụng. Đáng chú ý là một bộ phận chị em trong khu vực Nhà nước và khu vực tập thể, nhất là những nơi trực tiếp với hàng, tiền, vật tư, không phát huy được vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ mà đã bị biến chất, tham gia vào những việc tiêu cực, tham ô, móc ngoặc, làm ăn phi pháp. Một bộ phận chị em lợi dụng tình hình kinh tế rối ren đã buôn bán đầu cơ trục lợi, gây thêm những khó khăn phức tạp cho xã hội.



Tất cả tình trạng trên đã hạn chế ý chí vươn lên và khả năng đóng góp của phụ nữ, làm giảm sút nghị lực và niềm tin của chị em đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa vào tiền đồ của dân tộc và thế hệ tương lai. Càng thấy hếtnhững khó khăn khách quan của bối cảnh xã hội 5 năm qua và những tác động của nó đối với phong trào phụ nữ, chúng ta càng trân trọng những kết quả mà chị em đã đạt được bằng sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, sự phấn đấu kiên trì vượt qua muôn vàn trở lực để có những cống hiến nhất định vào sự nghiệp chung. Đánh giá cao những cống hiến đó, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng phong trào phụ nữ nhiều Huân chương cao quý. Tổng kết kết hoạch 5 năm 1981 - 1985, Nhà nước đã tặng 18 Huân chương lao động các loại cho phong trào phụ nữ 18 tỉnh, thành. 20 đơn vị đông nữ và 24 chị có thành tích đặc biệt xuất sắc đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, 68 chị đã được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc.



Đại hội chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh những thành tích to lớncủa phong trào phụ nữ đã góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:56 pm

II. Kiểm điểm sự hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Kính thưa các vị đại biểu
Thưa toàn thể chị em thân mến,
Những thành tựu cũng như hạn chế của phong trào phụ nữ 5 năm qua đều gắn liền với sự hoạt động của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chung của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là: “Đoàn kết, giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy vai trò làm chủ tập thể và ý chí phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, đưa phong trào “người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tiến lên mạnh mẽ, góp phần tích cực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xa hội chủ nghiã, củng cố quốc phòng và an ninh, xây dựng gia đình văn hoá mới, con người mới xa hội chủ nghĩa, đồng thời tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, chăm lo những vấn đề phúc lợi và đời sống của phụ nữ, tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, củng cố tổ chức Hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cải tiến nội dung và phương thức hoạt động của Hội”.

Từ phương hướng nhiệm vụ chung trên đây, hàng năm Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, những phong trào cụ thể, nhằm giáo dục vận động phụ nữ phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của Đảng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, chăm lo quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em.

Qua hoạt động thực tiễn, bằng nhiều hình thức như sinh hoạt chính trị, sinh hoạt câu lạc bộ, sách báo, phát thanh truyền hình, Hội đã góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp phụ nữ về truyền thống cách mạng kiên cường của phụ nữ Việt Nam, về cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên đất nước ta, về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị vào dịp 8/3, 20/10, các cấp Hội đã tập hợp, động viên phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, làm tròn nghĩa vụ nười công dân và trách nhiệm ngườivợ, người mẹ cao quí. Hội đã phối hợp với các ngành phổ biến 7 bài khoa học nuôi dạy con trong gia đình cho hơn 5 triệu bà mẹ. Hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên, thông qua hoạt động của Hội đồng nữ thanh niên, giáo dục giới tính, giáo dục các em ở tuổi dạy thì, giáo dục các bà mẹ trẻ những kiến thức cần thiết về tổ chức cuộc sống gia đình, sinh đẻ kế hoạch... Tuy vậy, việc giáo dục nhằm nâng cao giác ngộ, ý thức và năng lực làm chủ tập thể cho phụ nữ thiếu nội dung cụ thể, thiếu biện pháp chỉ đạo xuống tận cơ sở, nên kết quả bị hạn chế. Việc xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa thông qua phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” chưa có kế hoạch, nội dung, cách làm cụ thể. Hàng năm thiếu tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời. Do đó 4 nội dung của phong trào chưa thành nội dung phấn đấu thường xuyên của quần chúng phụ nữ. Mặt khác, Hội cũng chưa có những biện pháp tích cực tác động vào cả hệ thống Nhà nước xã hội để xây dựng con người mới nói chung, trong đó có người phụ nữ mới. Việc giáo dục, xây dựng gia đình văn hoá mới chưa được Hội phụ nữ theo dõi chỉ đạo thường xuyên để làm tròn vai trò nòng cốt của mình.

Thưa các đại biểu và chị em thân mến,

Thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ việt Nam lần thứ 5, các cấp Hội đã có nhiều cố gắng thể hiện chức năng là người đại diện quyền bình đẳng và làm chủ của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền lợi phụ nữ trẻ em.

Các cấp Hội đã phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát tình hình lao động nữ và cán bộ nữ, đời sông phụ nữ trẻ em. Từ thực tiễn, Hội liên hiệp phụ nữ việt Nam đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề cần thiết phải giải quyết. Chỉ thị 44 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách đối với công tác cán nữ và Nghị quyết 176a của Hội đồng Bộ trưởng ra đời chính là đáp ứng những đòi hỏi của phong trào phụ nữ và sự nghiệp cách mạng. Thực hiện 2 văn bản trên một số cấp uỷ Đảng và cơ quan Nhà nước bước đầu đã quan tâm hơn đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ. Chế độ nghỉ đẻ hưởng nguyên lương 6 tháng được thực hiện rộng rãi trong khu vực Nhà nước đã có tác dụng thiết thực góp phần bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Nhiều ngành, nhiều cơ quan đã quan tâm hơn đến việc bố trí, sử dụng hợp lý lao động nữ. Uỷ ban khoa học xã hội đã phối hợp với các ngành bước đầu triển khai chương trình nghiên cứu khoa học về đề tài “Phụ nữ với lao động và gia đình”. Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 44 và Nghị quyết 176a còn rất nhiều khó khăn. Một mặt, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và việc chỉ đạo của chính quyền ở nhiều nơi còn buông lỏng; mặt khác, các cấp Hội chưa nắm chắc tình hình, chưa đề xuất với các cơ quan Đảng và Nhà nước những ý kiến về qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chính sách cụ thể đối với cán bộ nữ, lao động nữ.

Với ý thức phát huy vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ, Trung ương Hội đã phối hợp với các ngành tham gia xây dựng các luật như luật hình sự, luật lao động và chủ động cùng các ngành tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình mới. Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội khoá 7 thông qua trong kỳ họp lần thứ 12 cuối năm 1986 thể hiện sự tiến bộ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con cái.

Đi đôi với việc tham gia xây dựng chế độ, chính sách, luật pháp, vận dụng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Hội liên hiệp phụ nữ việt Nam đã chú ý phát động các phong trào quần chúng chăm lo sức khoẻ bà mẹ trẻ em như phong trào góp gần 45 triệu đồng mua sắm dụng cụ cho phòng sản, phòng nhi, nhà hộ sinh; phong trào góp công sức xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, phong trào tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.vv...Đồng thời biết tranh thủ sự viện trợ quốc tế tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác này. (Chương trình dinh dưỡng cho trẻ em do tổ chức PAM của Liên hiệp quốc tài trợ, chương trình kế hoạch hoá gia đình do tổ chức UNFPA, chương trình giáo dục bà mẹ do tổ chức UNICEP giúp đỡ).

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chủ động đề xuất với Đảng và tham gia với Nhà nước một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược như vấn đề gia đình, vấn đề thành lập Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình, vấn đề sức khoẻ bà mẹ trẻ em.v.v... Các tầng lớp phụ nữ ngày càng thấy rõ vai trò đại diện của Hội.

Tuy nhiên, từ việc nghiên cứu đề xuất các chủ trương, chính sách, luật pháp, đến việc thực hiện là một quá trình đấu tranh phức tạp chống lại mọi biểu hiện của bệnh quan liêu, thiếu trách nhiệm đối với người lao động, chống lại cách làm việc tuỳ tiện, không tôn trọng kỷ cương luật pháp, nhất là trong bối cảnh xã hội có nhiều diễn biến phức tạp trong những năm qua. Mặt khác, Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội chưa chỉ đạo cấp Hội ở cơ sở biết cách vận động, tổ chức phụ nữ phát huy quyền làm chủ tập thể, trực tiếp tham gia công việc của hợp tác xã, của Nhà nước và xã hội, thông qua Đại hội xã viên, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân để từ đó mà bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Trung ương Hội chưa chủ động đề xuất với Nhà nước quy chế về trách nhiệm, quyền hạn của Hội trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi phụ nữ trẻ em, cho nên công tác này làm còn quá ít. Trình độ hiểu biết của cán bộ Hội về đường lối chính sách, luật pháp, về quản lý kinh tế xã hội, về chức năng nhiệm vụ của Hội còn rất hạn chế nên chưa bảo vệ có hiệu quả quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

Thưa các đại biểu và chị em thân mến,
Trong những năm qua, chúng ta đã mở rộng quan hệ với phụ nữ các nước trên thế giới, củng cố mối quan hệ đặc biệt với phụ nữ Liên Xô, Lào, Căm-pu-chia. Hội liên hiệp phụ nữ việt Nam là thành viên tích cực của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, đã tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên, tăng cường sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau để đấu tranh chống chạy đua vũ trang, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ nền hoà bình bền vững trên hành tinh chúng ta. Theo đường lối đối ngoại của Đảng, chúng ta đã chú ý tăng cường quan hệ với phụ nữ Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Năm 1981 Trung ương Hội tổ chức Hội thảo phụ nữ Đông Nam Á với các đề tài về thập kỷ phụ nữ của Liên hiệp quốc: bình đẳng, phát triển, hoà bình. Đầu năm 1987, Trung ương Hội tổ chức Hội thảo phụ nữ Đông Nam Á với đề tài “Phụ nữ và khoa học”. Việc trao đổi thư từ, tài liệu và trao đổi các đoàn tham quan giữa phụ nữ ViệtNam với phụ nữ các nướcASEAN đã tăng lên rõ rệt, góp phần tích cực vào việc tăng cường tình hữu nghị, sự thông cảm hiểu biết lẫn nhau giữa phụ nữ các nước trong vùng cùng phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.

Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam đã nhiệt tình ủng hộ phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Ni-ca-ra-goa, En-xan-va-đo, Pa-let-stin, Li-bi, các nước miền Nam châu Phi v.v...ủng hộ các phong trào đòi quyền dân sinh, dân chủ của phụ nữ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, ủng hộ cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển vì một trật tự kinh tế quốc tế mới, ủng hộ phong trào nhân dân và phụ nữ thế giới đấu tranh đòi hoà bình, hưởng ứng các sáng kiến hoà bình quan trọng của Liên Xô.

Bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các tổ chức phụ nữ thế giới, chúng ta còn mở rộng quan hệ với các tổ chức xã hội, nhân đạo ở các nước và một số tổ chức thuộc Liên hiệp quốc như PAM, UNFPA, UNICFP...

Tại Đại hội này, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với phụ nữ và nhân dân Liên Xô, Lào. Căp-pu-chia, các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức phụ nữ tiến bộ trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã dành cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam sự giúp đỡ to lớn và tình cảm quí báu.

Thưa các đại biểu vàchị em thân mến,

Thi hành Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 về cải tiến phương thức tổ chức hoạt động của Hội, nhiều nơi các cấp Hội đã biết sử dụng những hình thức sinh động để tập hợp các tầng lớp phụ nữ như: Sinh hoạt câu lạc bộ gia đình, thi kể chuyện, lớp dạy cắt may, dạy nữ công gia chánh, tổ đại lý, dịch vụ, hướng dẫn và giúp đỡ chị em làm kinh tế gia đình... Các cấp Hội đã tăng cường phối hợp với các ngành, các đoàn thể, nhất là với Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh từ Trung ương đến cơ sở để tổ chức, giáo dục, động viên phụ nữ và cùng nhau nghiên cứu, kiểm tra đề xuất những vấn đề thuộc quyền lợi phụ nữ trẻ em. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội bước đầu đã được chú ý. Bên cạnh việc đào tạo tập trung ở trường Hội, trường Đảng, từ Trung ương Hội đến các tỉnh, thành, quận, huyện Hội đều mở các lớp tập huấn ngắn ngày, bồi dưỡng các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và nghiệp vụ công tác Hội. ở các tỉnh miền Nam, qua việc củng cố Ban chấp hành các cấp, một số cốt cán của phong trào đã được lựa chọn, đào tạo. Đến nay đội ngũ cán bộ Hội được mở rộng, năng động trong đổi mới phương thức hoạt động, thúc đẩy phong trào tiến bộ nhanh chóng.

Mặc dù đời sống vô cùng khó khăn, nhưng đa số cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ cơ sở vẫn nhiệt tình gắn bó với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chị em đã dũng cảm chịu đựng khó khăn, thiếu thốn, vừa sản xuất, vừa công tác, lăn lộn với phong trào, đi sâu nắm tâm tư nguyện vọng của quần chúng, tích cực thực hiện những chủ trương của cấp uỷ Đảng, chính quyền và của Hội. Nhiều chị em đã suốt đời cống hiến cho phong trào phụ nữ, nay nghỉ hưu vẫn hăng hái, nhiệt tình xây dựng cơ sở Hội, và đem những kinh nghiệm quý báu giúp đỡ công tác với các cấp Hội.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:56 pm


Từ những đóng góp đáng kể của Hội phụ nữ, uy tín của Hội ngày càng được nâng lên. Nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền đã ghi nhận vai trò, thành tích của Hội trong việc giáo dục vận động quần chúng phụ nữ thực hiện nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ. Hoạt động của Hội phụ nữ thiết thực, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng đề ra. Với những cống hiến đó, Đảng, Nhà nước đã tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao nhất cho Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội.

Hàng năm Trung ương Hội đã tặng bằng khen cho các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở. Từ năm 1982 đến 1986 Trung ương Hội đã tặng 3367 bằng khen và 26 cờ cho các cấp Hội đạt được nhiều thành tích trong phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 22.835 cán bộ Hội hoạt động liên tục từ 20 năm trở lên được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”.

Đại hội chúng ta nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực vượt bậc của cán bộ Hội và các cấp Hội phụ nữ, 5 năm qua đã kiên trì phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Chúng ta đánh giá đúng những cố gắng của các cấp Hội và cán bộ Hội, đồng thời cũng thấy hết những mặt hạn chế đẻ có hướng khắc phục trong thời gian tới. Lúng túng vướng mắc nhất trong sựhoạt động của Hội là chưa nhận thức đúng chức năng của Hội trong giai đoạn mới của cách mạng. Với bộ máy có hạn, việc gì cũng phải làm, nhưng nội dung, phạm vi ranh giới không rõ, nên hiệu quả cũng không rõ. Hoạt động của Hội vất vả, sự vụ, cán bộ ít có điều kiện đi sâu vào từng chuyên đề nên trình độ chậm được nâng cao. Tổ chức các ban giúp việc ở Trung ương Hội và tỉnh thành Hội còn nhiều điểm chưa hợp lý, phân công chưa rành mạch, chưa thực sự đổi mới phương thức hoạt động thích hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của đông đảo phụ nữ.

Việc củng cố tổ chức cơ sở Hội để thực sự là nơi trực tiếp giáo dục, phát huy vai trò làm chủ, chăm lo bảo vệ quyền lợi của Hội viên chưa làm được bao nhiêu. Nhiều nơi cơ sở Hội yếu không đủ sức tập hợp quần chúng. Nội dung sinh hoạt nghèo nàn, hình thức thiếu linh hoạt, không đáp ứng lợi ích thiết thực của chị em. Có những bộ phận quần chúng, Hội không tiếp cận được như bộ phận phụ nữ chậm tiến ở các thành phố, thị xã, thị trấn, bộ phận nữ thanh niên chưa xây dựng gia đình...Đội ngũ cán bộ Hội không ổn định do việc quy hoạch cán bộ thiếu chủ động, thường chờ đợi quy hoạch của cấp Uỷ và do cấp uỷ điều động. Các cấp Hội, từ Trung ương trở xuống chưa quan tâm đào tạo cán bộ Hội một cách có hệ thống. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Chính sách đối với cán bộ Hội chưa thoả đáng, nhất là đối với cán bộ cơ sở, chưa tạo điều kiện cho chị em yên tâm công tác.
III. Nguyên nhân của những thành tích và các mặt hạn chế của phong trào phụ nữ và sự hoạt động của Hội phụ nữ
Cập nhật: 04/12/2004

Kính thưa các vị đại biểu,
Thưa toàn thể chị em thân mến,

Nhìn lại 5 năm qua, phong trào phụ nữ và sự hoạt động của Hội phụ nữ có những tiến bộ và đạt được những thành tích như trên là do các nhân tố sau đây:



- Đó là truyền thống ‘Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà phụ nữ Việt Nam đã gìn giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sự giác ngộ của mỗi người phụ nữ về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, về quyền nam nữ bình đẳng, trên cơ sở đó chị em đã phát huy tinh thần yêu nước, lao động cần cù, dũng cảm và sáng tạo.



- Những thành tích của phong trào phụ nữ 5 năm qua gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các đoàn thể. Các chủ trương chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước đối với lao động nữ, cán bộ nữ, đối với bà mẹ trẻ em, hôn nhân gia đình... là chỗ dựa chắc chắn để phụ nữ hoạt động và phấn đấu vươn lên.



- Đạt được những thành tích trên đây một phần quan trọng do vai trò tích cực của Hội phụ nữ đã chủ động nghiên cứu đề xuất và tham gia tổ chức thực hiện những chủ trương phù hợp với lợi ích phụ nữ, trẻ em, đồng thời có sự phấn đấu kiên trì của đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ ở các ngành, những hạt nhân nòng cốt của phong trào phụ nữ.



Tại Đại hội này, chúng ta chân thànhbiết ơn Đảng và Nhà nước, cảm ơn sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các ngành, các đoàn thể 5 năm qua đã quan tâm đến sự phát triển của phong trào phụ nữ.

Thưa các đại biểu và chị em thân mến,



Tìm ra nguyên nhân thành công, đồng thời xác định đúng nguyên nhân của những mặt hạn chế của phong trào phụ nữ và sự hoạt dộng của Hội mấy năm qua là điều cần thiết để đưa phong trào phát triển trong những năm tới.



Nguyên nhân chủ quan:



- Chưa quan tâm đầy đủ đến công tác nghiên cứu lý luận và tông kết thực tiễn của phong trào phụ nữ, ít am hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội, lại chịu ảnh hưởng của những quan niệm nóng vội, giản đơn, một chiều về chủ nghĩa xã hội, nên có những nhận thức giản đơn về công tác vận động phụ nữ và quá trình giải phóng phụ nữ. Chưa nhận thức được tác động sâu sắc của trình độ phát triển của ba cuộc cách mạng, cơ chế quản lý và tình hình xây dựng Đảng trong chặng đầu thời kỳ quá độ đối với các vấn đề phụ nữ. Từ nhận thức giản đơn đó nên chủ trương, yêu cầu, mục tiêu vận động phụ nữ thường đề ra chung chung, không xác định rõ mức độ, bước đi, cách làm cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế. Chưa phát hiện, đề xuất kịp thời với Đảng, Nhà nước, những vấn đề mà cuộc sống và phong trào phụ nữ đặt ra. Chưa bám sát một số chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nghiên cứu vận dụng chỉ đạo phong trào phụ nữ, như chủ trương vè cải tạo xã hội chủ nghĩa, chỉ thị 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, Nghị quyết 306 về đổi mới cơ chế quản lý v,v...

Nguyên nhân này chủ yếu thuộc về Trung ương Hội.

- Trung ương Hội chưa chú ý chỉ đạo các cấp dưới làm đúng chức năng của Hội cho nên các cấp Hội còn chạy theo những việc trước mắt, huy động hội viên thực hiện nghĩa vụ mà chưa đi sâu vào cong tác giáo dục tư tưởng và đại diện cho quyền bình đẳng và làm chủ của phụ nữ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

Bộ máy tổ chức Hội các cấp trước hết là Trung ương Hội còn quan liêu hành chính, kém hiệu lực trong chỉ đạo phong trào, thiếu đi sâu đi sát cơ sở, ít kiểm tra giúp đỡ cơ sở giải quyết khó khăn. Cấp Hội huyện, quận, cơ sở, tuy vất vả nhưng sự vụ, chưa nắm chắc những diễn biến phức tạp trong tâm tư tình cảm cua phụ nữ trước sự biến động nhanh chóng của tình hình sản xuất, đời sống và chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Trung ương Hội chỉ đạo một số việc không tập trung dứt điểm, không tổng kết rút kinh nghiệm, như phong trào “Người phu nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, chủ trương “xây dựng phòng sản phòng nhi”, chương trình “3 triệu bà mẹ học 7 bài giáo dục gia đình”...

- Công tác Hội gắn liền với nhiệm vụ phụ vận của Đảng, bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm vận động quần chúng và trình độ hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt, nhưng Trung ương Hội và các cấp Hội chưa xuất phát từ yêu cầu đó để có quy hoạch cán bộ, có hướng chủ động tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chưa nghiên cứu đề xuất để có chính sách thoả đáng đối với cán bộ Hội, nhất là cán bộ cơ sở. Nhiều cán bộ Hội phấn đấu vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ nhưng thiếu điều kiện để tiếp tục học tập, do đó trình độ không theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ ngày càng cao.

Nguyên nhân khách quan:

- Những khó khăn gay gắt về đời sống và những biến động phức tạp của tình hình kinh tế xã hội đã hạn chế rất nhiều khả năng và nhiệt tình của quần chúng phụ nữ và cán bộ Hội trong việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội.


- Những khuyết điểm sai lầm của Đảng trong chỉ đạo chiến lược kinh tế - xã hội, trong cơ chế quan liêu bao cấp, nhất là sai lầm về chính sách giá - lương - tiền của Nhà nước đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho những cố gắng của quần chúng trong đó có phụ nữ không đem lại hiệu quả mong muốn.


- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 5 đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Hội phụ nữ, nhưng ở một số địa phương các cấp uỷ Đảng thiếu quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các cấp Hội làm đúng chức năng. Nhiều nơi các cấp chính quyền cũng coi Hội phụ nữ như công cụ để huy động phụ nữ thực hiện công tác sự vụ trước mắt.

Kính thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể chị em thân mến,


Mặc dù còn những khuyết điểm, hạn chế như trên, nhưng 5 năm qua, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ vẫn được giữ vững và có mặt tiến bộ. Đạt được như vậy chính là do công lao to lớn của hàng triệu phụ nữ luôn luôn phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dũng cảm đảm đang, kiên trì phấn đấu vượt qua mọi trở lực để lao động, sản xuất, công tác, chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái, đóng góp cho xã hội, làm nền tảng vững chắc cho chế độ xã hội chủ nghĩa và đem lại sức mạnh cho tổ chức Hội. dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ đã thống nhất toàn quốc, Nam - Bắc một nhà, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Một lần nữa, Đại hội nhiệt liệt biểu dương những đóng góp xứng đáng cua các tầng lớp phụ nữ, của cán bộ hội viên trên khắp mọi miền của tổ quốc đã dũng cảm kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:57 pm

Phần thứ Hai: Phương hướng của phong trào phụ nữ và nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam những năm 1987 -1990
Cập nhật: 04/12/2004

Thưa các vị đại biểu và chị em thân mến,

Những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội lần thứ 6 của Đảng đề ra, mà trọng tâm là 3 chương trình kinh tế lớn, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đặt ra cho toàn dân những nhiệm vụ hết sức nặng nề, phải phấn đấu hoàn thành trong hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn. Đó cũng là đòi hỏi cấp thiết của đất nước đối với phong trào phụ nữ, đối với mỗi người phụ nữ, và cũng là điều kiện hàng đầu để bảo đảm những quyền lợi cơ bản nhất của phụ nữ trể em.



Vì vậy phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong những năm tới, phải động viên toàn thể phụ nữ quyết tâm vượt mọi khó khăn, ra sức phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, những mục tiêu kinh tế - xã hội của những năm 1987 - 1990, mà nội dung chủ yếu là 3 chương trình kinh tế lớn. Nhận rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình gắn liền với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, mỗi người phụ nữ phải đem hết sức lực, khả năng lao động, chủ động tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và công tác tốt trên khắp các lĩnh vực hoạt động cụ thể là:



- Ra sức phát huy mọi tiềm năng, tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm, thực hiện bằng được những chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, công tác của từng đơn vị, nêu cao tinh thần làm chủ, đóng góp ý kiến vào công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch, đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước.



- Chấp hành những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, phấn đấu góp phần xây dựng kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể vững mạnh, đồng thời phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, tạo ra việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập gia đình.



- Tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, làm tốt công tác hậu phương, động viên người thân hăng hái làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.



- Phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, xây dựng gia đình văn hoá mới, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt.



- Thi hành Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần chủ động đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, làm đúng chức năng là: Giáo dục, động viên phụ nữ tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền bình đẳng, làm chủ tập thể của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội của đất nước.



Phương hướng và nhiệm vụ công tác Hội phụ nữ những năm 1987 - 1990 là: Đoàn kết, giáo dục, động viên phụ nữ tham gia phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, góp phần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn; hướng dẫn phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt; tham gia xây dựng và giám sát kiểm ra việc thực hiện những luật pháp chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em; nâng cao chất lượng cán bộ Hội, củng cố cơ sở Hội, đổi mới phương thức công tác; tham gia phong trào phụ nữ thế giới đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.



Sau đây là những nhiệm vụ cụ thể:

I. Tăng cường giáo dục xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa, động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng
Cập nhật: 04/12/2004

Công tác tuyên truyền giáo dục của Hội phải tác động sâu sắc và thiết thực đến tất cả các tầng lớp phụ nữ, phấn đấu thực hiện một mục tiêu chung là: Giáo dục xây dựng chị em trở thành người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa. Đó là những người phụ nữ làm tốt nghĩa vụ công dân; xây dựng gia đình và nuôi dạy con tốt; có ý thức cầu tiến bộ; sống lành mạnh và có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

1. Thực hiện mục tiêu đó, công tác giáo dục của Hội phải tập trung vào những nội dung sau đây:



- Làm quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng, tạo nên sự đổi mới về nhận thức, nâng cao nhiệt tình cách mạng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng phụ nữ.



Các cấp Hội vận động phụ nữ tham gia sinh hoạt, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6, có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên hiểu rằng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với giải phóng phụ nữ là quá trình lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải phấn đấu kiên trì để giải quyết nhiều mâu thuẫn, nhất là trong chặng đầu thời kỳ quá độ, khó khăn càng gay gắt hơn. Giúp chị em hiểu rõ những khó khăn của Đảng, Nhà nước, phân biệt được hiện tượng sai lầm khuyết điểm với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa để củng cố niềm tin, kiên quyết đấu tranh chống những việc làm sai trái, đẩy lùi và xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh. Giúp chị em nắm được những chính sách mới về kinh tế - xã hội như: vấn đề bố trí lại cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, sắp xếp lại lao động, ngành nghề, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách giá cả, phân phối lưu thông... từ đó mà khắc phục những nhận thức, suy nghĩ không đúng, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người tự giác thực hiện các chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước.



- Giáo dục, phát huy truyền thống lao động, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân, của phụ nữ Việt Nam.



Trong thực tiễn lao động và đấu tanh cách mạng hiện nay, những điển hình tiên tiến đã gìn giữ và páht huy được truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Cần nghiên cứu, tổng kết, rút ra những tính cách mới, những biểu hiện tốt đẹp trong hoàn cảnh mới, để phổ biến rộng rãi, làm cho việc giáo dục truyền thống gắn với yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế - xã hội hiện nay.



- Giúp phụ nữ nâng cao kiến thức, tạo điều kiện cho chị em phát huy vai trò làm chủ, tham gia quản lý xã hội, quản lý gia đình.



Các cấp Hội, chủ động phối hợp với các ngành và đoàn thể chọn những vấn đề cần thiết để bồi dưỡng cho chị em, trước hết là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em (ví dụ kiến thức về bảo hộ lao động, nâng cao tay nghề cho phụ nữ trong công nghiệp, kiến thức văn hoá, kỹ thuật, quản lý, cho phụ nữ nông thôn...).



Để giúp chị em thực hiện quyền làm chủ, các cấp Hội phối hợp với các đoàn thể và cơ quan Nhà nước bồi dưỡng cho phụ nữ những kiến thức về luật pháp, chính sách, như Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, những văn bản pháp quy khác về vấn đề khiếu nại, tố cáo, thanh tra... Những chế độ đối với lao động nữ, trẻ em v.v... Từ đó giúp chị em hiểu để thực hiện và có cơ sở pháp lý để đấu tranh chống những hành vi xâm phạm quyền làm chủ và bình đẳng của phụ nữ.



- Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ mới xã hội chu nghĩa.



Đi đôi với việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết quốc tế, cần khơi dậy trong chị em ý thức tự lực, tự cường, năng động, xây dựng cho chị em có nhận thức và thái độ lao động đúng đắn, làm cho chị em hiểu rằng tất cả mội công việc, mọi ngành nghề dù thuộc khu vực kinh tế nào, miễn là đúng luật pháp, có đóng góp cho xã hội, đều cần thiết và đáng tôn trọng. Bồi dưỡng cho chị em ý thức trách nhiệm và những kiến thức cần thiết để xử lý các mối quan hệ trong gia đình. Khuyến khích, động viên chị em phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, khắc phục tư tưởng, tự ti, an phận, ngại học tập, ngại tham gia công tác xã hội.



Làm tốt việc giáo dục xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa với những nội dung trwn, các cấp Hội sẽ tác động có hiệu quảvào việc phát huy vai trò làm chủ, động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6. Thông qua sự phối hợp với các ngành, các đoàn thể, Hội phụ nữ giáo dục vận động phụ nữ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, công tác của từng đơn vị. ở từng địa phương, từng cơ sở, Hội phụ nữ tuỳ theo khả năng tập trung vận động phụ nữ làm tốt một, hai việc cụ thể, nhằm giải quyết những yêu cầu cấp thiết của địa phương trong từng thời gian, như: vận động chăn nuôi gia đinh, trồng cây xuất khẩu, mở mang nghề thủ công, thu gom phế liệu.v.v...



2. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục, cần cung cố hệ thống thông tin của Hội, thường xuyên nắm được tâm trạng, tư tưởng các đối tượng phụ nữ khác nhau, có kế haọch cụ thể hoá những nội dung trên cho phù hợp với mỗi tầng lớp phụ nữ. Kiến nghị với những cơ quan có trách nhiệm giải đáp kịp thời những băn khoăn thắc mắc của chị em, khắc phục bệnh hình thức, nói suông, xa thực tế. Phấn đấu xây dựng mạng lưới báo cáo viên của Hội phụ nữ cấp huyện, có chương trình và nội dung sinh hoạt thường kỳ. Bồi dưỡng cho tổ trưởng phụ nữ biết cách làm công tác giáo dục cá biệt, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Các cấp Hội phối hợp với các ngành văn hóa, phát hành, đưa sách báo phụ nữ đến được cơ sở Hội và công đoàn cơ sở. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hình thức đã có như: nêu gương người tốt việc tốt, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến, sinh hoạt chuyên đề “Câu lạc bộ bạn gái”, “Câu lạc bộ bà mẹ”, tổ đọc sách, báo, thăm quan, du lịch... Các cấp Hội cần tích cực phối hợp với các ngành liên quan sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin tuyên truyền, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bảnv.v... trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng và làm chủ thực sự của phụ nữ; động viên chị em phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:58 pm

II. Chăm lo quyền lợi phụ nữ và trẻ em

Nghị quyết Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chính sách xã hội một cách toàn diện, trong đó bao gồm nhiều vấn đề về quyền lợi đời sống phụ nữ, trẻ em. Các cấp Hội cần dựa vào Nghị quyết Đại hội Đảng, chủ động đề xuất với cấp uỷ Đảng và chính quyền có kế hoạch, biện pháp cụ thể, tiếp tục vận dụng chỉ thị 44 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 176a của Hội đồng Bộ trưởng phù hợp với cơ chế quản lý mới.


Hội phụ nữ tập trung làm những việc sau đây:



1. Tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt của phụ nữ, trẻ em.



Hội phối hợp với các cơ quan chính quyền và đoàn thể, có chương trình, kế hoạch tìm hiểu điều kiện lao động và sinh hoạt của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ về các vấn đề: phân bố, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng lao động nữ; bảo hiểm xã hội; phúc lợi tập thể.



- Đối với nữ công nhân viên chức:



Ngoài những vấn đề thường xuyên, lâu dài như phân bố sử dụng lao động nữ hợp lý vào các ngành nghề, ở các vùng miền, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nghiên cứu biện pháp bảo đảm chế độ đối với phụ nữ trong hạnh toán kinh tế, cần chú trọng một số công tác cấp bách trước mắt như: chế độ thai sản, hưu trí, mất sức, sắp xếp công việc cho lao động dôi ra trong dịp giảm biên chế, tìm việc làm thêm cho gia đình công nhân viên chức, kể cả người hưu trí, mất sức.



- Đối với phụ nữ nông dân:



Ngoài vấn đề cơ bản là đề nghị hợp tác xã hoàn thiện cơ chế khoán, giải quyết tốt khâu làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật để giảm bớt lao động nặng nhọc, độc hại cho phụ nữ, tập hợp ý kiến của chị em, đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý vấn đề ăn chia, phân phối, sử dụng các loại quỹ, thực hiện các chế độ trợ cấp, thưởng phạt, củng cố nhà trẻ, lớp mẫu giáo, giúp đỡ những gia đình có khó khăn, phát triển kinh tế gia đình, nghề phụ...



- Đối với phụ nữ tiểu thủ công:



Phối hợp với các cơ quan quản lý kinh tế, xem xét đề xuất ý kiến về các vấn đề như: tạo việc làm ổn định, chế độ gia công, thu mua, thuế, bán lương thực công bằng hợp lý, chế độ khám, chữa bệnh, chế độ gửi con vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Đề xuất biện pháp cải thiện điều kiện lao động đối với chị em làm những việc nặng nhọc độc hại.



2. Chăm lo công ăn việc làm cho phụ nữ:



Vấn đề giải quyết việc làm là nhiệm vụ kinh tế - xã hội rất quan trọng, là nhu cầu cấp bách của chị em hiện nay.



Hội khuyến khích, vận động các tầng lớp phụ nữ dù ở nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi, đem khả năng, vốn liếng và sức lao động mở mang thêm ngành nghề, nhận làm gia công các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Hỗ trợ cho kinh tế tập thể và kinh tế gia đình phát triển đúng theo yêu cầu của từng địa phương, cơ sở. Qua thực tế, Hội đề xuất những chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề. Cần phát huy kinh nghiệm bước đầu của một số quận Hội phụ nữ thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Thái... Trong việc tổ chức các lớp dạy nghề cắt may, thêu đan, làm hàng thủ công mỹ nghệ, nhận hàng gia công, chăn nuôi gia công, tham gia phân phối giống, thức ăn gia súc, và những hàng hoá thiết yếu...



3. Vận động phụ nữ thực hiện tốt chính sách hậu phương:



Tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm đã có trong công tác này. Hội vận động phụ nữ tích cực tham gia việc chăm sóc, giúp đỡ gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội, gia đình có công với cách mạng, đỡ đầu con em liệt sĩ và giám sát kiểm tra việc thi hành các chính sách. Đề xuất những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi trong lao động và sản xuất, phân phối ăn chia, bán lương thực đối với các gia đình có khó khăn.



4. Vận động phụ nữ đoàn kết tương trợ, tham gia tổ chức đời sống ở khu dân cư, mở rộng hoạt động dịch vụ.



Đi đôi với việc thực hiẹn các chính sách xã hội của Nhà nước và tập thể, Hội cần vận động chị em chủ động có biện pháp tự tổ chức đời sống, đóng góp công sức vào việc xây dựng phòng sản, phòng nhi, nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo... Tổ chức tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi thiên tai, địch hoạ, đặc biệt quan tâm đến những chị em già yếu, neo đơn, tàn tật, những gia đình có khó khăn.



Tuỳ yêu cầu và điều kiện từng nơi, Hội đề nghị với các cơ quan ở phường, xã, mở rộng các hoạt động dịch vụ như: mua giúp, bán giúp, tổ chức quán cơm bình dân, trông nom người ốm, giữ trẻ, quản lý học sinh ngoài giờ học ở trường... Hội đề nghị chính quyền cơ sở quan tâm tổ chức các công trình y tế, vệ sinh, chỉ đạo hợp tác xã mua bán hoạt động đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của chị em.

III.Hướng dẫn giúp đỡ phụ nữ xây dựng gia đình văn hoá mới

Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội”, có vai tò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hoá mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức cuộc sống vật chất, văn hoá của gia đình”.

Trong đặc điểm nước ta hiện nay đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ, kinh tế thấp kém, lại chịu hậu quả lâu dài của chiến tranh, giao lưu quốc tế mở rộng, tình hình gia đình ngày càng có nhiều vấn đề diễn biến phức tạp về các mặt kinh tế, dân số, văn hoá, lối sống, quan hệ tình cảm, đạo đức, giáo dục xây dựng con người... Đòi hỏi phải được nghiên cứu phân tích một cách khoa học, để có quan niệm thống nhất, chủ rương biện pháp thích hợp. Như vậy, mới có thể hướng dẫn gia đình phát triển đúng qui luật, đáp ứng yêu cầu xã hội mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng phát huy mọi tiềm năng của người lao động hiện nay và thế hệ mai sau. Vì vậy, chúng ta đề nghị Nhà nước giao trách nhiệm cho một cơ quan có đủ thẩm quyền chủ trì sự phối hợp liên ngành, đề ra và thực hiện chương trình nghiên cứu vấn đề gia đình một cách có hệ thống. Mặt khác, cần có cơ chế có hiệu lực để huy động được sự hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng tiến hành việc chỉ đạo, hướng dẫn trên qui mô toàn xã hội những vấn đề liên quan đến xây dựng gia đình văn hoá mới.



Trong phạm vi chức trách của mình, Hội chủ động tập trung làm những việc sau đây:



1. Giáo dục vận động phụ nữ thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, hướng dẫn tổ chức cuộc sống gia đình.



Luật Hôn nhân gia đình mới được ban hành là một văn bản pháp lý quan trọng để xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em. Hội giáo dục vận động phụ nữ tự giác thi hành luật và thuyết phục, đấu tranh để mọi người cùng thực hiện. Các cấp Hội phối hợp với các ngành, điều tra nghiên cứu tình hình thực tế, kiến nghị biện pháp xử lý những việc vi phạm luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em.



Cần tranh thủ sự cộng tác của những người có kinh nghiệm cuộc sống, các nhà giáo dục, tâm lý, luật sư.v.v...và phối hợp với chính quyền để phát triển các hình thức hoạt động như: “Câu lạc bộ bạn gái”, “Câu lạc bộ gia đình trẻ” “Trung tâm hoà giải”, “Trung tâm hưỡng dẫn cuộc sống gia đình”v.v...Đồng thời, kết hợp với các ngành văn hoá, giáo dục, y tế, dịch vụ... phổ biến những kiến thức về khoa học vệ sinh, về thẩm mỹ, cắt may, nấu mướng, hướng dẫn kế hoạch chi tiêu trong gia đình, tổ chức cuộc sống có văn hoá, cưới, tang theo nếp sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan...



2. Vận động chị em phấn đấu thực hiện chỉ tiêu giảm tỉ lệ dân số xuống 1,7% năm 1990:



Đây là vấn đề có ý nghĩa bức thiết của cả dân tộc và của mỗi gia đình. Hội phụ nữ cần góp phần làm chuyển biến một cách sâu sắc nhận thức của toàn xã hội, của mỗi gia đình, để tự giác áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả, đạt bằng được mục tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con”. Gây dư luận phê phán, đấu tranh với những quan niệm, tập quán lạc hậu trong chị em cũng như trong nhân dân, kể cả trong cán bộ các cấp các ngành, đặt biệt chú ý vùng biển, vùng Thiên chúa giáo... Cùng với việc đề xuất Nhà nước sớm ban hành chính sách giảm tỉ lệ sinh đẻ, Hội đề nghị với cơ quan y tế, tổ chức khám và kịp thời chữa bệnh cho chị em, hướng dẫn các biện pháp khoa học và bảo đảm tốt kỹ thuật.



3. Giáo dục hướng dẫn cách nuôi dạy con:



Nuôi nấng dạy dỗ con em trở thành người có ích cho xã hội là chức năng cao quý, nhưng vô cùng khó khăn của người mẹ. Hội giáo dục cho chị em nhận rõ chức năng cao quí đó, phấn đấu rèn luyện về tư cách đạo đức, trình độ hiểu biết và phương pháp nuôi dạy con. Tình hình xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi người mẹ càng phải ra sức trau dồi phẩm chất, cố giữ cho được những giá trị tinh thần đạo đức tốt đẹp để truyền lại cho con bằng tất cả tình thương và trách nhiệm. Những năm tới thông qua mạng lưới cộng tác viên, Hội tiếp tục bồi dưỡng cho chị em những kiến thức về nuôi dạy trẻ tuổi sơ sinh, giáo dục con ở tuổi dạy thì, giáo dục về tình bạn, tình yêu cho nữ thanh niên, Hội phối hợp với Nhà trường, chính quyền địa phương và đoàn thanh niên cơ sở, giáo dục con em mình về đạo đức, lao động, hướng nghiệp... giúp các em chuẩn bị một cách tích cực bước vào cuộc sống lao động, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.



4. Đề xuất và tham gia việc nghiên cứu khoa học về vấn đề gia đình



Nghiên cứu khoa học về vấn đề gia đình là việc rất lớn của Đảng và Nhà nước. Trung ương Hội chủ động đề xuất về tổ chức, chương trình nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội cần đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm tổng kết một số vấn đề để có chủ trương, biện pháp tiếp tục (như cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, việc phối hợp giáo dục giữa 3 môi trường, vấn đề giáo dục gia đình...).
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:58 pm

IV. Tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội

Đại hội chúng ta bày tỏ sự nhất trí hoàn toàn của phụ nữ Việt Nam đối với đường lối đối ngoại của đảng và Nhà nước, vận động sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực củng cố hoà bình ở Đông Nam á, Châu á và thế giới, phát triển và củng cố quan hệ đặc biệt Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia, tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đồng thời góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chúng ta triệt để ủng hộ các sáng kiến hoà bình rất quan trọng của Liên Xô, ủng hộ kế hoạch hoà bình toàn diện về Châu á- Thái Bình Dươngcủa Trung ương Đảng cộng sản Liên xô đề ra. Phụ nữ Việt Nam nguyện thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết và sự hợp tác về mọi mặt với phụ nữ Liên Xô, coi đó là nguyên tắc, là tình cảm cách mạng trong sáng, là đóng góp tích cực vào việc tăng cường đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vì lợi ích của công cuộc bảo vệ hoà bình thế giới.

Phụ nữ Việt Nam quyết tâm tăng cường tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, tình hữu nghị đặc biệt với phụ nữ Lào và Căm-pu-chia, cùng phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, để góp phần bảo đảm thắng lợi của nhân dân 3 nước, vì độc lập, chủ quyền dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Phụ nữ Việt Nam sẽ tăng cường đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tăng cường trao đổi học hỏi lẫn nhau, nâng cao chất lượng các công trình và hoạt động hợp tác, góp phần nâng cao hiệu quả của sự hợp tác mọi mặt trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa.

Đã từng chịu nhiều hy sinh gian khổ trong cuộc chiến đấu lâu dài chống các thế lực ngoại xâm, phụ nữ Việt Nam thông cảm sâu sắc và hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của phụ nữ và nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ La tinh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa A-pác-thai, để giành và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân và phụ nữ Ni-ca-ra-goa, En-san-va-đo, Goa-tê-ma-la, Chi-lê... chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, được sự ủng hộ triệt để của phụ nữ việt Nam. Đại hội chúng ta bày tỏ tình cảm nồng thắm và sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chị em phụ nữ Nam phi dưới sự lãnh đạo của ANC, Nam-mi-bi-a dưới sự lãnh đạo của SWAPO, chị em Ang-gô-la, Mô-dăm-bích và các nước tiền tuyến châu Phi khác đang dũng cảm đương đầu với cuộc tiến công điên cuồng của bọn theo chủ nghĩa A-pác-thai được đế quốc tiếp tay.

Phụ nữ Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân và phụ nữ Pa-let-stin chống bọn xâm lược Itx-ra-en. Chúng ta ủng hộ nhân dân và phụ nữ Ap-ga-nit-stan chống lại các hoạt động xâm lược phá hoại của bọn đế quốc, phản động, và hoan nghênh chủ trương hoà giải dân tộc do Chính phủ Ap-ga-nit-stan đề ra.

Phụ nữ việt Nam đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh bền bỉ của phụ nữ và nhân dân các nước tư bản đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống chạy đua vũ trang, đòi giải trừ quân bị, phản đối âm mưu quân sự hoá vũ trụ, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân và bảo vệ boà bình.

Hội LHPN Việt Nam sẽ đặc biệt chú ý củng cố và mở rộng các quan hệ bước đầu đã có với phụ nữ các nước ASEAN, tăng cường trao đổi thư từ, tài liệu, sách báo, trao đổi các đoàn đi thăm nhau, tổ chức hội thảo về các vấn đề thiết thân của phụ nữ, trao đổi tình hình và kinh nghiệm... nhằm tạo thêm sự hiểu biết, thông cảm và tin cậy lẫn nhau, xây đắp các quan hệ láng giềng tốt đẹp vì lợi ích chung của phụ nữ và lợi ích của hoà bình, an ninh trong khu vực.

Phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Trung Quốc vốn có tình cảm hữu nghị truyền thống, gắn bó trong cuộc đấu tranh chung chống đế quốc, thực dân. Chúng ta mong muốn quan hệ bình thường giữa 2 nước được khôi phục và tích cực hoạt động để phục vụ cho các nỗ lực của Nhà nước ta nhằm sẵn sàng nối lại đàm phán với Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bất kỳ lúc nào, ở đâu và với cấp bậc nào. Chúng ta tin chắc rằng chủ trương đầy thiện chí giải quyết các vấn đề tồn tại bằng thương lượng hoà bình nhất định được sự ủng hộ rộng rãi của phụ nữ và nhân dân 2 nước và lợi ích hoà bình chung.

Hội LHPN Việt Nam, thành viên tích cực của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, luôn phấn đấu thực hiện tốt các chủ trương hoạt động của Liên đoàn. Chúng ta nhiệt liệt hưởng ứng Đại hội phụ nữ thế giới do Liên đoàn triệu tập tại Mat-xcơ-va và sẽ ra sức góp phần vào thắng lợi của Đại hội. Chúng ta nguyện luôn luôn xứng đáng với những tình cảm quốc tế cao đẹp, phát triển hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị với phụ nữ các nước, vì sự nghiệp đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ và cuộc sống hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em.
V. Củng cố tổ chức cơ sở, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức, hoạt động của Hội

Công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ này nhằm yêu cầu làm cho Hội thực sự là tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng, có khả năng tổ chức, giáo dục, động viên đông đảo phụ nữ hành động cách mạng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và có những hoạt động thiết thực đại diện quyền làm chủ chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em.

1. Kiện toàn các cấp Hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Hội.
Vấn đề có tính chất cấp bách hiện nay là phải tăng cường củng cố tổ chức Hội phụ nữ ở cơ sở (xã, phường, chợ, hợp tác xã tiểu thủ công) chú ý vùng xung yếu, vung đồng bào công giáo, dân tộc.v.v... và phối hợp với Công đoàn chỉ đạo xây dựng uỷ ban nữ công cơ sở. Trước hết phải kiện toàn, bổ sung Ban thường vụ, thống nhất với cấp uỷ cơ sở để chọn lựa đồng chí hội trưởng có khả năng nắm được diễn biến tư tưởng của phụ nữ giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ và tổ chức phụ nữ thành lực lượng nòng cốt; trong việc thực hiện các chính sách xa hội của Đảng, nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết của cấp uỷ và của Hội cấp trên.

Cấp Hội ở huyện, quận, tỉnh, thành cần nâng cao trình độ để có khả năng chủ động công tác, biết cụ thể hoá chủ trương của cấp trên phù hợp với thực tế của mình, chỉ đạo sâu sắc cơ sở, phát hiện và đề xuất được những vấn đề của phụ nữ địa phương.

Cấp Hội ở Trung ương cần có khả năng nghiên cứu đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế của phụ nữ, đề ra được những nội dung công tác của Hội, tổ chức chỉ đạo thực hiện, tổng kết rút ra vấn đề, kiến nghị với Đảng và Nhà nước những chính sách lớn, tổ chức sự kết hợp công tác với các cơ quan Nhà nước, các ngành và đoàn thể.

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm với nhiệm vụ mới của Hội.
Yêu cầu, nhiệm vụ mới của Hội đòi hỏi cán bộ Hội phải có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình sâu sắc đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, có hiểu biết nhất định về quản lý kinh tế - xã hội; năng động, sáng tạo, nâng cao trình độ nghệ thuật vận động quần chúng, có tác phong sâu sát, quan tâm đến đời sống của chị em đoàn kết được cán bộ nữ hoạt động ở các ngành. Qua Đại hội lần này, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp Hội từ Trung ương đến cơ sở, đã được bổ sung nhiều cán bộ trẻ, khoẻ có văn hoá, có nghiệp vụ về một số mặt công tác. Việc bồi dưỡng cho chị em về lý luận, đường lối chủ trương vận điộng phụ nữ, về chính sách, luật pháp đối với phụ nữ, trẻ em, về từng chuyên đề, từng việc của công tác Hội, là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cấp thiết, nhằm làm cho các cấp Hội đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu hết sức đa dạng, phức tạp của phong trào. Đặc biệt cần bồi dưỡng cho chị em có ý thức, tình cảm gắn bó sâu sắc với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thiết tha với phong trào phụ nữ, đó là cội nguồn tạo nên vai trò, uy tín của Hội và vị trí của cán bộ Hội. Xây dựng cho chị em quyết tâm phấn đấu luôn luôn hăng hái tận tuỵ công tác vì quần chúng phụ nữ, dám đấu tranh cho lợi ích chính đáng của quần chúng, thật sự xứng đáng là người đại diện của phong trào phụ nữ. Cần có kế hoạch chủ động tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp để có sự kế thừa giữa cán bộ có kinh nghiệm với cán bộ mới làm công tác Hội.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu đào tạo, hệ thống trường Hội và ban Tuyên huấn từ Trung ương, tỉnh, huyện Hội, cần thống nhất phân cấp đối tượng bồi dưỡng, đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy, chú ý các môn tâm lý, giáo dục, xã hội học, luật pháp, quản lý kinh tế, coi trọng bồi dưỡng kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo thực tế và phương thức công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề có tính chất bức thiết là chăm lo đời sống của cán bộ Hội, trước tiên là cán bộ cơ sở. Một mặt chúng ta nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước có sự quan tâm đúng mức hơn đối với cán bộ đoàn thể quần chúng, mặt khác Hội cần chủ động tổ chức các hình thức xây dựng quĩ phục vụ cho hoạt động của Hội.

3. Đổi mới phương thức hoạt động:

Để làm đúng chức năng của Hội trong tình hình mới, Hội phải kiên quyết đổi mới phương thức hoạt động theo nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng. Phải chuyển mạnh sự hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư (phường, xã, chợ...) đi sâu vào từng đối tượng vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội và chăm lo đời sống mọi mặt của phụ nữ.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:59 pm


- Kết hợp chỉ đạo dọc với phối hợp ngang

Việc kết hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo dọc và phối hợp ngang giữa cấp Hội với cơ quan chính quyền, các ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật và các đoàn thể quần chúng khác là điều kiện hết sức quan trọng để giải quyết có kết quả bất cứ một vấn đề gì về công tác giáo dục, vận động phụ nữ, cũng như về quyền lợi phụ nữ, trẻ em.

Để phối hợp ngang có kết quả, cấp Hội phải bám sát, những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, của một số ngành có quan hệ nhiều nhất với phụ nữ trẻ em, có kế hoạch phối hợp một cách kiên trì từ khi nghiên cứu đề ra chủ trương cho đến khi thi hành, tránh ra nhiều văn bản liên tịch mà không quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện. Cần chọn việc, chọn ngành phải tập trung phối hợp trong từng thời gian. Đặc biệt coi trọng việc phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp, Hội nông dân tập thể, nhằm tạo nên sức mạnh đồng bộ của phong trào quần chúng đấu tranh chống quan liêu, xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh.

Để chỉ đạo dọc sâu sát, các cấp Hội phải nhạy bén với những diễn biến hàng ngày trong đời sống phụ nữ, xây dựng chế độ đi cơ sở, có yêu cầu, thời gian, phương pháp cụ thể. Chỉ đạo làm từng việc có trọng tâm trọng điểm, có theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất với Đảng, chính quyền bổ sung chính sách và biện pháp thực hiện.

Hội cần đổi mới nội dung, hình thức hoạt động ở cơ sở cho phong phú, linh hoạt, bổ ích, hấp dẫn. Bám sát những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, Hội thu hút chị em tự nguyện tham gia các hình thức sinh hoạt, nội dung hoạt động theo từng chuyên đề (thời sự, chính sách, luật pháp, khoa học, văn nghệ, thẩm mỹ, giới tính, vui chơi, giải trí, v.v...) phù hợp với từng đối tượng.

- Xây dựng, phát huy lực lượng cán bộ phụ nữ nòng cốt, màng lưới cộng tác viên của Hội

Lực lượng cán bộ nòng cốt bao gồm Ban chấp hành xã, phường, tổ trưởng, nhóm trưởng phụ nữ, và cả những chị em tuy không chuyên trách công tác Hội, song được chị em tín nhiệm, có khả năng tổ chức các hoạt động của Hội.

Mạng lưới cộng tác viên của Hội, bao gồm những người am hiểu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và có nhiệt tình công tác với Hội: các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật, quản lý kinh tế, những cán bộ đương chức cũng như cán bộ hưu trí v.v... Anh chị em là những người tự nguyện tham gia vào các mặt nghiên cứu, giáo dục, tổ chức hoạt động theo kế hoạch của các cấp Hội.

Muốn phát huy tốt 2 lực lượng trên, Hội cần thực hiện vai trò của mình là người tập hợp đề xuất ý kiến, tổ chức nghiên cứu, tổ chức hoạt động, tiến hành sơ, tổng kết, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm. Đồng thời cần có thái độ tôn trọng anh chị em, có biện pháp bồi dưỡng những thông tin cần thiết, có chế độ đãi ngộ thích đáng.

- Xây dựng công tác kiểm tra thành nền nếp.

Thực hiện khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, công tác tổ chức cho các cấp Hội và quần chúng phụ nữ giám sát kiểm tra việc thi hành chính sách, luật pháp... (nhất là đối với phụ nữ, trẻ em) cần được tiến hành một cách thường xuyên, có chương trình kế hoạch cụ thể trong từng thời gian. Trung ương Hội cần nghiên cứu, đề nghị với Nhà nước qui định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội, có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ Hội về nghiệp vụ công tác kiểm tra, chỉ đạo nội dung và cách làm cụ thể của các cấp Hội, để thực sự phát huy được vai trò người đại diện của Hội trong Uỷ ban thanh tra Nhà nước từng cấp.

- Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

Để cho việc đề ra chủ trương, mục tiêu, nội dung, bước đi, cách làm của công tác vận động phụ nữ và phong trào phụ nữ có căn cứ, tránh được những suy nghĩ và cách làm chủ quan, cần hết sức coi trọng việc tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu lý luận.

Trung ương Hội phối hợp với các cơ quan khoa học xã hội, các đoàn thể, các cơ quan quản lý Nhà nước, xây dựng chương trình kế hoạch nghiên cứu từng thời gian. Chú ý việc điều tra khảo sát thực tế để kịp thời phát hiện những sự thay đổi trong cơ cấu thành phần, đời sống, tư tưởng, tình cảm... của các tầng lớp phụ nữ, và những vấn đề liên quan đến phụ nữ nảy sinh trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý. Trên cơ sở đó đề ra nội dung, cách làm sát hợp với thực tế, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức. Chú ý tổng kết một số chuyên đề để rút kinh nghiệm, bổ sung chủ trương và cải tiến cách chỉ đạo.

Trước tình hình trong nước, trên thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, cần chú trọng tạo nguồn thông tin để giúp cán bộ Hội mở rộng tầm suy nghĩ, có những hiểu biết mới càn thiết.

Trung ương Hội hướng dẫn tỉnh, thành Hội nghiên cứu những chuyên đề với yêu cầu, nội dung phù hợp với trình độ và điều kiện của các địa phương.

4. Tích cựctranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với phong trào phụ nữ.

Việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng là yếu tố quyết định mọi thắng lợi của công tác vận động phụ nữ. Vì vậy Đại hội chúng ta thiết tha đề nghị với Đảng làm cho đường lối chủ trương vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Để phát động được phong trào phụ nữ sâu rộng, có hiệu quả, đề nghị các cơ quan Nhà nước sớm ban hành những chính sách, qui chế, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt khó khăn trong đời sống. Đề nghị Đảng và Nhà nước có biện pháp khẩn trương, kiên quyết, sớm khôi phục lại trật tự kỉ cương, xử trí thật nghiêm minh những kẻ lợi dụng chức quyền, vi phạm chính sách, pháp luật, ức hiếp quần chúng, để người lao động yên tâm, tin tưởng, có điều kiện thực tế ổn định cuộc sống và làm việc có hiệu quả.

ể giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ và có chính sách, biện pháp giải quyết tốt những vấn đề của phụ nữ, động viên được tiềm năng dồi dào của chị em, đề nghị các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tổ chức theo dõi và chăm lo công tác phụ nữ. Trước hết là lập một uỷ ban về vấn đề phụ nữ trẻ em ở Quốc hội và có bộ phận chuyên lo vấn đề phụ nữ trong bộ máy giúp việc Hội đồng Bộ trưởng, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội....

Đề nghị Đảng tăng cường quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nữ cán bộ, phát huy được khả năng của chị em đóng góp vào công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Trước mắt là sơ kết và có chủ trương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 44 của Ban Bí thư. Đề nghị cấp uỷ Đảng chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện để Hội phụ nữ làm đúng chức năng của mình, thực hiện chế độ định kỳ cấp uỷ Đảng nghe Ban Thường vụ Hội báo cáo tình hình phụ nữ, hoạt động của Hội và bàn chủ trương biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề của công tác vận động phụ nữ.
Những nhiệm vụ trên đây phải được cụ thể hoá thành chương trình hoạt động của từng cấp, trong từng thời gian. Chương trình không nên dàn đều, mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có biện pháp chỉ đạo, và được sơ kết, tổng kết việc thực hiện qua từng thời gian. Mọi nhiệm vụ đề phải xoay quanh và phục vụ cho khâu công tác có tính quyết địnhlà xây dựng cơ sở đủ sức làm đúng chức năng giáo dục vận động quần chúng hành động cách mạng và chăm lo cho lợi ích của quần chúng. Mọi nhiệm vụ đều phải đề ra nội dung, cách làm cụ thể của từng loại hình cơ sở, được chỉ đạo đến tận cơ sở, và quan thực tế ở cơ sở, qua ý kiến, kinh nghiệm của quần chúng mà sửa đổi, bổ sung để ngày càng sát hợp và có hiệu quả hơn.
Thưa các vị đại biểu và chị em thân mến,


Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 sẽ tạo nên những đổi mới trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra hàng loạt vấn đề mới, yêu cầu mới cho mỗi người phụ nữ, cho hoạt động của Hội. Những năm tới sẽ là những năm sôi động, đầy thử thách và đấu tranh gay gắt, qua đó mỗi người phụ nữ và tổ chức Hội sẽ lớn lên, đáp ứng với đòi hỏi của cuộc sống.



Các cấp Hội bám sát nghị quyết, quan điểm tư tưởng của Đảng, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của Hội, cùng với chính quyền và các ngành từng bước xây dựng cơ chế hợp lý nhằm giáo dục, vận động quần chúng quyết tâm thực hiện đúng Nghị quyết của Đảng. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới vượt qua mọi thử thách, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 1986 -1990 của Đảng và Nhà nước, góp phần xứng đáng vào việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đem lại quyền lợi thiết thực cho toàn thể phụ nữ, đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình. Phong trào “ Người Phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nhất định sẽ vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ kính yêu: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1987
Ban Chấp hành Trung ương
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 2:59 pm

NGHỊ QUYẾT


Sau khi thảo luận báo cáo của Ban chấp hành trung ương Hội khoá 5 và dự thảo Điều lệ, Đại hội đại biểu lần thứ 6 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoàn toàn nhất trí với những nhận định đánh giá tình hình, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ việt Nam.

ĐẠI HỘI QUYẾT NGHỊ



- Thông qua báo cáo của Ban chấp hành TW Hội.



- Thông qua dự thảo Điều lệ Hội.



- Giao cho Ban chấp hành Trung ương Hội khoá VI tổ chức thực hiện điều lệ và phương hướng nhiệm vụ đã được Đại hội thông qua.



Đại hội nhận định: Năm năm qua, trong tình hình kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước. Các tầng lớp phụ nữ đã thể hiện lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng thiết tha gắn bó với chủ nghĩa xã hội, kiên trì chịu đựng gian khổ, nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, ra sức bảo đảm sản xuất, công tác, xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, đồng thời đấu tranh chống tiêu cực, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng nước ta.



Các cấpHội liên hiệp phụ nữ việt Nam, từ trung ương đến cơ sở, đã cố gắng đổi mới phương thức hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực, giáo dục vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, kế hoạch của Nhà nước, đề xuất và tham gia tổ chức thực hiện những chủ trương thiết thực bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em.



Những thành tích trên bắt nguồn từ ý thức giác ngộ và quá trình phấn đấu bền bỉ của các tầng lớp phụ nữ, của cán bộ Hội, cán bộ nữ các ngành, đồng thời là kết quả của việc thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước phù hợp với lợi ích của phụ nữ trẻ em và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chính quyền, các đoàn thể.



Đại hội nhiệt liệt biểu dương các tầng lớp phụ nữ công nhân viên chức, nông dân, trí thức xã hội chủ nghĩa, tiểu thủ công, chị em các lực lượng vũ trang, các tầng lớp phụ nữ lao động khác, chị em các dân tộc, các tôn giáo, đã phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, lập nhiều thành tích và có cống hiến quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của nước ta.



Đại hội ghi nhận công lao của những bà mẹ, với tình thương và trách nhiệm, đã cùng chồng con vượt qua thử thách, giữ gìn đạo đức và cuộc sống lành mạnh, góp phần xây dựng xã hội mới, bồi dưỡng thế hệ tương lai và vun đắp nền văn hoá của dân tộc.



Đại hội hoan nghênh chị em Việt kiều tuy ở xa vẫn hướng về Tổ quốc và nhiệt tình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.



Đại hội bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế,phụ nữ và nhân dân Liên Xô, Lào, Cămpuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức phụ nữ tiến bộ trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã giành cho phụ nữ, trẻ em việt Nam sự giúp đỡ to lớn và tình cảm quý báu.



Khẳng định những kết quả đã đạt được, Đại hội cũng đồng thời nhận rõ phong trào phụ nữ còn nhiều mặt bị hạn chế. Tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, tiểu tư sản là trở ngại lớn cho việc thực hiện quyền làm chủ quyền nam nữ bình đẳng cả trong gia đình và ngoài xã hội; phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn về đời sống, việc làm, sức khỏe, trình độ, gia đình con cái. Bên cạnh số đông chị emcố gắng vươn lên, một bộ phận chị em giảm sút ý chí phấn đấu, tham gia vào những việc tiêu cực, làm ăn vi pháp. Tất cả những tình trạng trên đây đã hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ vào sự nghiệp cách mạng.



Ngoài những nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp, những sai lầm thiếu sót trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, Đại hội thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của Hội để có hướng khắc phục. Đó là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ còn nhiều lúng túng, công tác giáo dục thiếu sâu sắc, cụ thể, chưa phát huy vai trò đại diện cho quyền bình đẳng làm chủ tập thể của phụ nữ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ trẻ em, cơ sở Hội yếu kém còn nhiều, công tác tổ chức qui hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa theo kịp nhiệm vụ.



Rút kinh nghiệm những ưu khuyết điểm đã qua, Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của phụ nữ, động viên chị em tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam.



Quán triệt quan điểm ‘Lấy dân làm gốc”, Đại hội khẳng định chức năng của Hội là: “giáo dục động viên phụ nữ tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền bình đẳng làm chủ tập thể của phụ nữ, tham gia quản lý và kiểm tra công việc của Nhà nước, tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp tới phụ nữ và trẻ em”.



Phương hướng nhiệm vụ phong trào phụ nữ và Hội phụ nữ những năm 1987 - 1990 là:



Đoàn kết giáo dục, động viên phụ nữ đẩy mạnh phong trào “ Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, tham gia cuộc vận động làm trong sạch tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước và làm lành mạnh các quan hệ xã hội; hướng dẫn phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt; tham gia xây dựng và giám sát kiểm tra việc thực hiện những luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em; nâng cao chất lượng cán bộ Hội, củng cố cơ sở Hội, đổi mới phương thức hoạt động; tích cực tham gia phong trào phụ nữ thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.



Đại hội giao cho Ban chấp hành Trung ương Hội khoá 6 chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đề ra trong báo cáo và nhấn mạnh những nội dung sau đây:

1. Giáo dục xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa

2. Động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, trọng tâm là ba chương trình kinh tế lớn

3. Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ và điều kiện lao động và sinh hoạt của phụ nữ, trẻ em

4. Làm tốt công tác hậu phương

5. Vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ phát huy vai trò người mẹ, góp phần xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt

6. Tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

7. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động

8. Xây dựng củng cố cơ sở Hội

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng sẽ tạo nên những đổi mới trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và đặt ra hàng loạt vấn đề mới, yêu cầu mới cho phong trào phụ nữ, cho hoạt động của Hội. Những năm tới sẽ là những năm sôi động, đầy thử thách và đấu tranh gay gắt.

Đại hội kêu gọi chị em cả nước hãy quyết tâm vượt khó khăn, hết lòng hết sức phát huy mọi tiềm năng, chủ động sáng tạo trong sản xuất, công tác, phấn đấu trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ, cố gắng tổ chức gia đình nuôi dạy con cái, đồng thời tích cực đấu tranh góp phần đẩy lùi mọi hiện tượng tiêu cực, làm trong sạch tổ chức Đảng và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng, đưa đất nước tiến lên.

Các cấp Hội đại diện cho quyền bình đẳng, làm chủ tập thể của phụ nữ, hãy bám sát Nghị quyết của Đảng, nắm vững chức năng của Hội, cùng với chị em cán bộ nữ các ngành ra sức giáo dục động viên phụ nữ thực hiện nhiệm vụ chung và chăm lo cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ.



Tất cả chúng ta đoàn kết một lòng quyết tâm đưa phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tiến lên những bước mới, góp phần tích cực hoàn thành kế hoạch Nhà nước 1986 -1990, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đem lại quyền lợi thiết thực cho phụ nữ trẻ em, cho mỗi gia đình.



Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 1987
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:00 pm

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 51088599
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 26956125
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 22509593
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 27390372
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 47100723
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 11815551
DIỄN VĂN BẾ MẠC

Do đ/c Trương Mỹ Hoa - Chủ tịch Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khoá VII trình bày ngày 20/5/1992
Kính thưa Đoàn Chủ tịch,
Kính thưa các vị Đại biểu, các vị khách quí và chị em thân mến !
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi và nghiêm túc, Đại hội Đại biểu Phụ nữViệt Nam lần thứ VII đã thành công tốt đẹp.
Đại hội vô cùng tự hào vinh dự được đón tiếp các đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Vũ Oanh Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách khối dân vận cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Tổng bí thư đã biểu dương những đóng góp quan trọng của phong trào phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới của đất nước những năm qua, đồng thời đồng chí cũng chỉ ra những mặt thiếu sót, hạn chế của phong trào và hoạt động của các cấp Hội. Đồng chí nêu nhiệm vụ của phong trào phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới là phải xây dựng cho được người Phụ nữ Việt Nam mới:"năng động, sáng tạo, có kiến thức, có lòng nhân hậu". Đó là một định hướng mới giúp cho phụ nữ chúng ta phấn đấu rèn luyện trong cơ chế quản lý mới.
Đại hội chúng ta thay mặt cho phụ nữ cả nước nhận bức trướng mang dòng chữ: "Đoàn kết, Đổi mới, Trung hậu, Đảm đang" do Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tặng phong trào Phụ nữ. Đó là sự cổ vũ động viên phụ nữ cả nước tiếp tục thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong niềm xúc động, Đại hội chúng ta được đón tiếp đoàn chiến sĩ tử tù Côn Đảo đến chào mừng Đại hội, các đồng chí là những tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chiến đấu và chiến thắng, đem đến cho chúng ta niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất.
Đại hội chúng ta cũng vô cùng phấn khởi được nghe 30 bài phát biểu tham luận của các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, các đoàn thể Trung ương các cấp Hội phụ nữ và các chị tiêu biểu trên các lĩnh vực sản xuất công tác khác nhau. Các phát biểu tham luận đó tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều khẳng định đóng góp to lớn của phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động và những cố gắng nỗ lực trong việc đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động của các cấp Hội LHPN Việt Nam. Đồng thời các đồng chí cũng nêu lên hướng liên kết, phối hợp hoạt động thời gian tới giữa Hội phụ nữ với các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhằm phát huy mọi tiềm năng lao động sáng tạo của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ trẻ em.
Thắng lợi quan trọng của Đại hội là sự nhất trí cao về sự đánh giá đúng đắn những định hướng đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội, những mặt tồn tại cần khắc phục và phương hướng nhiệm vụ chuơng trình hoạt động trong 5 năm tới. Đặc biệt Đại hội đã nhất trí cao trong việc lựa chọn được Ban chấp hành Trung ương Hội gồm 96 chị trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, đổi mới, vừa mang tính kế thừa liên tục các thế hệ phụ nữ, để liên hiệp thống nhất hành động vì sự bình đẳng, phát triển và hạnh phúc của phụ nữ. Ban chấp hành mới đã họp phiên thứ 1 cử ra Đoàn chủ tịch: 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch, 11 uỷ viên để trực tiếp điều hành công việc cùng với Ban chấp hành chỉ đạo phong trào phụ nữ trong nhiệm kỳ tới. Trong không khí phấn khởi, cảm động, Đại hội chúng ta nhất trí trao trách nhiệm cao cả cho đồng chí Nguyễn Thị Định làm Chủ tịch danh dự Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khóa VII. Đại hội chúng ta chúc đồng chí mạnh khoẻ, sống lâu, đạt nhiều niềm vui trong cương vị công tác mới.
Thành công của Đại hội hôm nay là công sức đóng góp của phụ nữ cả nước và các cấp Hội hơn một năm qua đã chuẩn bị Đại hội từ cơ sở tham gia nhiều ý kiến quí báu để đánh giá đúng đán những thành tích, những hạn chế và rút được những kinh nghiệm cần thiết và đề ra phương hướng nhiệm vụ chuơng trình hoạt động trọng điểm cho nhiệm kỳ sau. Ban chấp hành Trung ương Hội khoá VII với tinh thần trách nhiệm cao, với ý thức luôn luôn phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới, vì bình đẳng và phong trào của phụ nữ, vì quyền lợi của giới, cũng vì lợi ích chung của đất nước, đã tập trung trí tuệ, công sức, thời gian, chuẩn bị nội dung và cơ sở vật chất cho Đại hội; Những kết quả tốt đẹp của Đại hội hôm nay không tách rời sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Ban bí thư Trung ương Đảng, các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các đoàn thể đã thực sự chăm lo cho phong trào phụ nữ, ủng hộ cả tinh thần và vật chất cho Đại hội thành công.
Thay mặt phụ nữ cả nước, Đại hội chúng ta xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan đoàn thể ở trung ương và địa phương đã tích cực giúp đỡ mọi mặt, góp phần quan trọng cho Đại hội thành công tốt đẹp.
Cảm ơn các chị đại biểu, đại biểu các ngành, cán bộ lão thành của Hội, các chị cán bộ Hội đã về hưu đã về dự mang đến cho Đại hội những tình cảm nồng thắm ân cần động viên đối với Đại hội.
Đại hội chúng ta xin chân thành cảm ơn đại diện các đoàn Ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội, cảm ơn các chị em Việt Kiều đại diện cho hàng vạn chị em đang sống xa Tổ quốc đã đem về cho Đại hội những tình cảm nồng ấm và những lời phát biểu đóng góp chân thành.
Cảm ơn các đơn vị em nuôi kết nghĩa đã về dự Đại hội, các đồng chí mang về đầy tình cảm truyền thống quân dân góp phần động viên Đại hội.
Đại hội chúng ta xin cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình ở trung ương và địa phương đã tuyên truyền kịp thời và có hiệu quả góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội. Chúng ta cũng cảm ơn các đồng chí bảo vệ, phục vụ ở Hội trường Ba Đình, ở các nhà khách, các đồng chí lái xe đã ngày đêm tận tuỵ, góp phần đáng kể vào thành công của Đại hội.
Kính thưa các vị khách quí và chị em thân mến!
Thành công của Đại hội sẽ tạo ra bước phát triển mới trong phong trào phụ nữ Việt Nam. Điều quan trọng tiếp theo là phải đưa nội dung Nghị quyết Đại hội vào thực tế hoạt động của các cấp Hội và phong trào phụ nữ một cách có hiệu quả.
Chúng ta tin rằng Ban chấp hành mới sẽ không ngừng phấn đấu đưa phong trào phụ nữ phát triển tiến bộ, xứng đáng với sựtin cậy của Đảng và của quần chúng phụ nữ.
TừĐại hội này, mỗi chị em, mỗi đại biểu trở về cần làm tốt công tác tuyên truyền kết quả Đại hội, làm nòng cốt tập hợp chị em, thuyết phục vận động quần chúng phụ nữ thực hiện các chuơng trình trọng tâm mà Đại hội đã đề ra.
Cũng từ Đại hội này, thay mặt Đoàn Chủ tịch, tôi xin phát động đợt thi đua rộng kháp trong các tầng lớp phụ nữ cả nước với những nội dung chính là: Quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữViệt Nam lần thứ VII đến từng cán bộ hội viên để thực hiện tốt các nhiệm vụ tích cực lao động sản xuất, công tác, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh hai cuộc vận động của Hội: Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ; Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học, thực hiện tốt chuơng trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em. sinh đẻ có kế hoạch. Đặc biệt sắp tới phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ trong việc bầu cử Quốc hội khoá 9 thông qua việc chọn lựa, giới thiệu và bầu cử những đại biểu xứng đáng, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của nữ đại biểu Quốc hội và tiêu biểu cho phong trào phụ nữ Việt Nam.
Chúng ta tin rằng, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp hỗ trợ có hiệu quả của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Hội viên, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữtoàn quốc lần thứ VII sẽ được triển khai sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ, làm chuyển biến tư tưởng và đẩy mạnhphong trào hành động cách mạng của phụ nữ, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện được một phần nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ và gia đình hạnh phúc, con cái khoẻ mạnh, được học hành, những nhu cầu thiết yếu về cuộc sống tinh thần vật chất được đảm bảo, năng lực trí tuệ của phụ nữ được phát huy và được xã hộicông nhận. Đó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mới: "Năng động, sáng tạo, có kiến thức, có lòng nhân hậu" nhưđồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười chỉ ra. Đó cũng chính là mục tiêu mà sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải đạt tới.
Với niềm phấn khởi và quyết tâm mới theo tinh thần "Đoàn kết - Đổi mới - Trung hậu - Đảm đang", nhất địnhNghị quyết Đại hội Phụ nữ lần này sớm trở thành hiện thực trong đời sống của các tầng lớp phụ nữ.
Xin chúc tất cả các vị đại biểu, các vị khách quí và toàn thể chị em sức khoẻ, niềm vui và hạnh phúc.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, tôi xin trân trọng tuyên bố bế mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữViệt Nam lần thứ VII.
Xin cám ơn các Đại biểu.

Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:00 pm


NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA ĐẠI HỘI VII ĐỀ XUẤT VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

[justify]Trong quá trình thảo luận văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII ở Đại hội các tỉnh thành và nữ công các ngành, nhiều ý kiến đã đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em bao gồm một số nội dung sau đây:
I/ - KIẾN NGHỊ VỚI BAN BÍ THƯ TW ĐẢNG:
1) Từ năm 1975 đến nay, đất nước ta đã chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, những quan điểm đổi mới của Đảng đã đi vào cuộc sống, tác động trực tiếp đến tình cảm, nguyện vọng, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ.
Để động viên các tầng lớp phụ nữ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà cương lĩnh của Đảng đã đề ra, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đề nghị Đảng sớm ra nghị quyết phụ vận, tỏ rõ những quan điểm đổi mới của Đảngtrong công tác vận động phụ nữ, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với phong trào phụ nữ.
2) Đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội là hạt nhân nòng cốt của phong trào phụ nữ đã và đang giảm sút nghiêm trọng. Đề nghịDDDảng có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ nữ cho tương xứng với lực lượng lao động nữ và yêu cầu nhiệm vụ của đổi mới đất nước.
- Ban Bí thư cần tổng kết Chỉ thị 44 về công tác cán bộ nữ để đánh giá và đề ra kế hoạch quy hoạch đào tạo bồi dưỡng sử dụng một cách hợp lý.
3) Trong nghị quyết 152 - 153 trước đây, Đảng có quy định nữ công nhân viên chức do Tổng công đoàn quản lý, Hội LHPN Việt Nam có trách nhiệm phối hợp để đưa các nội dung công tác vận động nữ công nhân viên chức vào các hoạt động của công đoàn. Sau nhiều năm phối hợp, Đảng đoàn hai bên đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng ngày nay, trong cơ chế mới, nữ công nhân viên chức và nữ lao động trong các thành phần kinh tế khác muốn được tham gia trực tiếp vào tổ chức Hội trên nguyên tắc "tự nguyện, dân chủ, liên hiệp thống nhất hành động"
Đề nghị Ban Bí thư cho ý kiến giải quyết vấn đề này, để quần chúng phụ nữ được tập hợp một cách rộng rãi và trực tiếp với từng đoàn thể theo nguyên tắc tự nguyện.
4) Đối với cán bộ các đoàn thể nói chung và cán bộ Hội nói riêng, nhất là cán bộ cơ sở, đề nghị Đảng cần có chính sách đãi ngộ bình đẳng, tương xứng với các ban, ngành của Đảng và với cán bộ chính quyền cùng cấp về chế độ tiền lương, hưu trí để chị em yên tâm công tác.
5) Đảng cần lãnh đạo chính quyền và các ngành, các đoàn thể quán triệt những quan điểm đổi mới của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ để xây dựng những chính sách, chế độ đối với cán bộ nữ và lao động nữ nhằm giải quyết những vấn đề của giới phụ nữ trong các chuơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
II/ - ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
1) Việc làm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội, và cũng là nỗi băn khoăn day dứt nhiều nhất của phụ nữ - Đề nghị Nhà nước hỗ trợ các điều kiện cần thiết để tổ chức được nhiều việc làm cho người lao động trong đó có lao động nữ - các cấp chính quyền cần thực hiện nghiêm chỉnh điều 5 trong Quyết định 163 - HĐBT để tạo điều kiện cho các cấp Hội tổ chức việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
2) Đối với vấn đề tệ nạn xã hội, đặc biệt là vấn đề gái mãi dâm và trẻ em hư, đề nghị nhà nước cần có các chuơng trình kinh tế - xã hội hữu hiệu và các biện pháp giải quyết, quản lý nhằm thực hiện tốt Công ước chống phân biệt đối xử với phụ nữ, xử lý nghiêm minh những hành động vi phạm nhân phẩm, ngược đãi phụ nữ, trẻ em, vi phạm Luật Hôn nhân gia đình.
3) Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhiều chính sách, chế độ đối với lao động nữ trước đây không phù hợp, đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu đề ra một hệ thống chính sách mới, toàn diện đối với lao động nữ để phát huy được mọi tiềm năng lao động sáng tạo của phụ nữ và đảm bảo cho lao động nữ vừa làm được nghĩa vụ người công dân vừa làm tròn thiên chức thiêng liêng của người mẹ, người vợ trong gia đình.
4) Trong xây dựng hệ thống chính sách xã hội cho phù hợp với cơ chế mới, đề nghị Nhà nước, các ngành liên quan cần quan tâm đến tính chất giới của phụ nữ. Phải tính đến yếu tố Giới trong các chế độ chính sách mới như chế độ bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, chính sách phổ cập giáo dục cấp I, xoá mù chữ, chế độ bảo hộ lao động nữ...và quan tâm hơn đến những người tàn tật, già cả cô đơn, trẻ em mồ côi, phụ nữ đơn thân...
5) Nhà nước cần có biện pháp làm cho toàn xã hội có chuyển biến nhận thức về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình không chỉ vận động riêng phụ nữ - Có sự đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác này, cũng như đầu tư thoả đáng cho sự nghiệp giáo dục mầm non, có chế độ chăm lo xây dựng nhà trẻ - mẫu giáo, có chính sách phù hợp khuyến khích những tài năng phụ nữ, chăm lo cho đội ngũ cán bộ khoa học nữ kéo dài tuổi về hưu của họ, để chị em đóng góp được nhiều trí tuệ cho sự nghiệp đổi mới, góp phần chống nghèo đói.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII mong được Đảng, Nhà nước quan tâm, sớm giải quyết những vấn đề trên để thực hiện bình đẳng, dân chủ và giải phóng phụ nữ .

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:02 pm

Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII


Diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1997 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội

* Thông tin tóm tắt


Dự Đại hội có 1.289 đại biểu (trong đó có 900 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10 triệu hội viên và gần 24 triệu phụ nữ cả nước). Tham dự Đại hội còn có 25 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế của 22 nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Đại hội vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đến dự và phát biểu.

Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội “Đoàn kết, Đổi mới vì Bình đẳng, Phát triển và Hoà bình, vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”.

Đại hội đã khẳng định những thành tích đạt được của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong 5 năm (1992-1997).

Đại hội nhấn mạnh: tiếp tục thực hiện 5 chương trình trọng tâm: Chương trình giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Chương trình vận động phụ nữnghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; Chương trình chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Chương trình nghiên cứu và kiểm tra giám sát.

Đại hội quyết định phát động phụ nữ cả nước thực hiện hai phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”,“Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”.

Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành Trung ương Hội khoá VIII gồm 130 ủy viên, tại Đại hội bầu 126 ủy viên. Ban chấp hành quyết định số lượng Đoàn chủ tịch gồm 21 ủy viên, tại Đại hội bầu 19 ủy viên.

Bà Trương Mỹ Hoa được bầu lại làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Các bà: Lê Thị Thu, Trương Thị Khuê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương Minh được bầu là Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Tháng 2/1998, bà Trương Mỹ Hoa đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội; bà Hà Thị Khiết được BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.


Diễn văn khai mạc


Ngày 19 - 20/5/1997

Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
Kính thưa Đoàn chủ tịch,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Thưa các vị đại biểu,
Thưa các vị khách quý quốc tế,
Thưa tất cả các bạn và toàn thể chị em thân mến,

Hôm nay, tại hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ VIII khai mạc cũng là ngày toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước đang thành kính kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tại buổi lễ trọng thể này, Đại hội chúng ta càng tưởng nhớ đến công lao to lớn của bác hồ muôn vàn kính yêu; Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nhân dân, cho Tổ quốc vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, là người bạn thân thiết của nhân dân và các dân tộc trên toàn thế giới đấu tranh cho hoà bình, độc lập tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội; Người đã đặt nền tảng cho quan điểm coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu của Cách mạng Việt Nam và đã dành cho phụ nữ, trẻ em Việt Nam sự chăm lo ưu ái nhất. Tư tưởng Hồ chí Minh về vấn đề phụ nữ và thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong công tác vận động phụ nữ đã kết tinh, toả sáng để phong trào phụ nữ Việt Nam không ngừng trưởng thành, phát triển.

Thưa các vị đại biểu,
Thưa các vị khách quý,

Cứ 5 năm 1 lần, Hội LHPN Việt Nam chúng ta lại có 1 kỳ Đại hội. Đại hội lần này được tiến hành sau khi Đại hội phụ nữ các cấp đã kết thúc tốt đẹp. Được sự chỉ đạo của Thường vụ Bộ chính trị, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Chiến lược Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết thực hiện và công bố tại Hội nghị Thế giới về phụ nữ họp tại Bắc Kinh, cùng với Chiến lược "Hành động vì Bình đẳng và phát triển Hoà bình" định hướng cho phong trào phụ nữ chúng ta đi vào thời kỳ đổi mới; đã qua rồi những năm dài gian khổ đổ máu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, phụ nữ và nhân dân Việt Nam phấn khởi cùng nhân dân Thế giới chuẩn bị bước sang thế kỷ 21 với nhiều vận hội mới, để Việt Nam có điều kiện hoà nhập thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nền văn minh nhân loại.

Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ban chấp hành TW Hội khoá VII xin gửi đến tất cả các đại biểu lời chào mừng nồng nhiệt nhất.

Đại hội chúng ta cũng rất vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Sự có mặt của các đồng chí là biểu hiện cụ thể của mối quan tâm, chăm sóc của Đảng và Nhà nước đối với sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ, sự phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam, là sự động viên cổ vũ cho Đại hội thành công tốt đẹp.

Thay mặt cho phụ nữ cả nước, Đại hội xin được gửi đến các đồng chí lời chào kính trọng và lời chúc sức khoẻ chân thành nhất, xin gửi đến Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam niềm tin tuyệt đối và lòng biết ơn vô hạn của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Tại Đại hội này, chúng ta vô cùng tự hào được đón các bà mẹ đại diện cho 39.782 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những bà mẹ đã sinh thành, dày công nuôi dạy và hiến dâng cho nhân dân, cho Tổ quốc những người con anh hùng. Cuộc đời đẹp đẽ và sự hy sinh lớn lao của các Mẹ là nguồn động viên, là tấm gương sáng cho các thế hệ cháu con tiếp nối trang sử vàng của dân tộc. Xin gửi đến các Mẹ lòng biết ơn vô hạn, niềm cảm thông sâu sắc, xin chúc các Mẹ mạnh khoẻ, sống lâu, sống vui. Xin nguyện sẽ là những người con trung hiếu, thảo hiền bên Mẹ.

Đại hội cũng vô cùng phấn khởi chào đón các chị cán bộ lão thành Cách mạn và các chị nguyên là lãnh đạo Hội qua các thời kỳ. Cuộc gặp gỡ giữa các chị và thế hệ đàn em tại Đại hội này là biểu hiện tính kế thừa liên tục của phong trào phụ nữ. Các chị mãi mãi là tấm gương sáng, là chỗ dựa tinh thầncủa thế hệ đàn em, kiên trì trong sự nghiệp đoàn kết đấu tranh thực hiện bình đẳng giới. Xin được gửi đến các chị lời chúc sức khoẻ, sự quý trọng và những tình cảm chân thành nhất.

Đại hội chúng ta cũng rất vui mừng chào đón các đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí đại diện cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể bạn, các ban ngành TW và lãnh đạo Thủ đô Hà Nội, các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và Hà Nội, những cá nhân và đơn vị đã thường xuyên hợp tác và hỗ trợ cho phong trào phụ nữ sự giúp đỡ tận tình, sự cổ vũ to lớn.

Đại hội rất vinh dự được đón chào các chị là Uỷ viên TW Đảng, các chị là Bộ trưởng, Thứ trưởng, là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tỉnh thành trong cả nước đã về dự Đại hội. Xin được gửi đến các chị niềm tự hào, sự tin cậy và lời chào quý mến nhất.

Về dự Đại hội, chúng ta vui mừng được đón tiếp 900 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu hội viên và phụ nữ trong cả nước. Các chị là những phụ nữ ưu tú trong các lĩnh vực, ngành nghề, các vùng miền, các lứa tuổi, các tôn giáo, các dân tộc, là biểu hiện của sức mạnh đoàn kết và tính liên hiệp hành động trong tổ chức Hội LHPN Việt Nam.

Đặc biệt, niềm vinh dự lớn lao đối với Đại hội chúng ta là Đại hội được đón tiếp 25 đoàn đại biểu từ các châu lục, gồm các Tổ chức phụ nữ của 22 nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN - những người bạn quý của phụ nữ Việt Nam. Nhiều tổ chức bạn đã từng chia sẻ, cổ vũ, ủng hộ Việt Nam để chiến thắng trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước.

Để đến được với Đại hội chúng ta, nhiều đoàn phải khắc phục khó khăn riêng, phải vượt qua nửa vòng trái đất như Cu-ba, Chi-lê, Achentina để đến với Việt Nam - đến với Đại hội chúng ta - trong tình cảm dạt dào xúc động, thay mặt Đại hội xin gửi đến các bạn lòng tri ân, lời chào mừng nồng thắm của chúng tôi.

Xin nhiệt liệt chào mừng quí vị đại diện của các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc và Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ đầy hiệu quả của các bạn đối với đất nước và phụ nữ Việt Nam trong nhiều năm qua. Chúc mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bạn với Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam ngày càng bền chặt.

Thưa các vị đại biểu,
Thưa các đồng chí và các bạn,

Đại hội của chúng ta hôm nay là sự hội tụ của những lực lượng, các thành phần tập thể và cá nhân có cùng mối quan tâm, có cùng một định hướng hành động quyết tâm vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ.

Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Đại hội là tổng kết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện phong trào phụ nữ Việt Nam trong nhiệm kỳ qua, khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng và an ninh, góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đại hội sẽ đánh giá đúng mức những khó khăn do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ cũng như sự phát triển của phong trào phụ nữ.

Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của Đại hội là tổng kết, đánh giá sự hoạt động của Hội LHPN Việt Nam các cấp trong nhiệm kỳ qua thông qua việc chỉ đạo 5 chuơng trình công tác trọng tâm và hai cuộc vận động "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" và "Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học". Đại hội cũng sẽ xác định những mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của phong trào phụ nữ, nội dung và phương thức hoạt động của các cấp hội nhiệm kỳ 1997 - 2002 và đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề thiết yếu đảm bảo cho phong trào phụ nữ Việt Nam vận động và phát triển.

Đại hội có nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội, phản ánh những mục tiêu chung nhất, phù hợp nhất, có khả năng thu hút và tập hợp quần chúng đa dạng và tự nguyện nhất trong giai đoạn hiện nay.

Đại hội này bầu ra Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam mang tính kế thừa, đoàn kết, đổi mới và liên hiệp hành động mà các thành viên là những người có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có nhiệt tình và năng lực công tác vận động quần chúng phụ nữ, đáp ứng sự phát triển của phong trào và những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra cho phong trào phụ nữ.

Kính thưa các vị đại biểu,
Kính thưa các vị khách quý,

Các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần này là kết tinh trí tuệ của hàng triệu cán bộ, hội viên phụ nữ, hàng ngàn ý kiến đóng góp của các ngành, các cấp liên quan từTrung ương xuống cơ sở trong quá trình Đại hội phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc hôm nay; là quá trình tiếp thu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, tiếp thu tinh thần Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 của Chính phủ đã được công bố tại Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ nữ tại Bắc kinh.

Đại hội chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn kiện và đưa ra các giải pháp mang tính khả thi cho phong trào phụ nữ những năm chuyển giao giữa hai thế kỷ, thế kỷ của độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội và thế kỷ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở ra cho phụ nữ nhiều cơ hội để phát huy tài năng, trí tuệ, bình đẳng trong phát triển và phát triển để bình đẳng.

Đại hội chúng ta là Đại hội Đoàn kết, Đổi mới vì Bình đẳng phát triển và hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trên tinh thần và ý nnghĩa trọng đại đó, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII.

Xin chúc sức khoẻ các vị đại biểu, các vị khách quý.
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:03 pm

Báo cáo và Phương hướng nhiệm vụ của Ban chấp hành TW Hội lHPN Việt Nam khoá VII tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII


Từ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (tháng 5/1992) đến nay, đất nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới. Công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng: đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế; tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội: giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị; phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.

Cũng trong thời kỳ này, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác quần chúng. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận ra đời. Trong đó Nghị quyết 04/NQ-TW của Bộ chính trị về "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới". Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Mốt số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới" đã chỉ rõ định hướng chiến lược giải quyết các vấn đề của phụ nữ, cán bộ nữ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Chính phủ ta đã có chiến lược hành động vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam.

Mặt khác, trong những năm qua, tình hình quốc tế tuy có nhiều diễn biến phức tạp, song xu thế chung của thời đại là hoà bình, ổn định và hợp tác. Đáng chú ý là vấn đề phụ nữ đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, được đánh dấu bằngnhững sự kiện quốc tế quan trọng; Hội nghị Bộ trưởng các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 về "Phụ nữtrong phát triển " (1994); Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh (1995). Đặc biệt, quan hệ quốc tế của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng rộng mở. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đồng thời là thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Tuy nhiên, đến nay nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển; tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp và ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em và cuộc sống gia đình.

Trong bối cảnh chung đó, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực thực hiện các chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội của Nhà nước, hưởng ứng các phong trào hành động cách mạng do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam khởi xướng, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của đất nước 5 năm qua. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có nhiều cố gắng hạn chế khó khăn, khai thác những mặt thuận lợi, tận dụng các cơ hội, tập trung hoạt động vào giải quyết những vấn đề gay gắt, cấp bách nhất; đồng thời giải quyết từng bước những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng - phát triển của phụ nữ Việt Nam và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, ngang tầmvới yêu cầu phát triển của phong trào phụ nữ trong nước và quốc tế.

Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII sẽ tổng kết, đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ 5 năm qua trên cơ sở kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VII; đồng thời đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và chương trình hành động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 1997 - 2002.



Phần thứ nhất
đánh giá 5 năm phong trào phụ nữ và hoạt động
của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1992 - 1997)


A/-Phong trào phụ nữ Việt Nam 5 năm qua (1992 - 1997):
5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã kiên trì tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp phụ nữ. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và tổ chức cuộc sống gia đình, phụ nữ Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị đã dũng cảm vượt qua khó khăn thử thách mới của cơ chế thị trường, đạt được những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực; kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; đồng thời đảm đang lo toan cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, góp phần quan trọng xây dựng gia đình văn hoá; đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước. Từ trong các lĩnh vực lao động sản xuất, công tác, từ phong trào hành động cách mạng rộng lớn của phụ nữ, đã xuất hiện ngày càng nhiều những nhân tố mới, những tấm gương điển hình tiên tiến trong mọi tầng lớp phụ nữ.
Nữ công nhân lao động và viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Chị em có mặt ở mọi ngành, trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội, chiếm 47% lao động trong khu vực nhà nước, 51,5% lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các ngành lao động nữ vốn chiếm số đông như Giáo dục, Y tế, Thương mại, Công nghiệp nhẹ... đếnnay vẫn giữ được tỷ lệ khoảng 60% đến 70%; ở một số lĩnh vực mới phát triển từ khi thực hiện chính sách kinh tế mới như Bưu điện, Ngân hàng, Du lịch, Dịch vụ, Tài chính... lao động nữ chiếm khoảng trên 50%. Trong các cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước, trong lĩnh vực Ngoại giao, tỷ lệ nữ cũng có chiều hướng tăng lên, chiếm khoảng trên 30%.
Trong quá trình thực hiện đổi mới, nữ công nhân lao động và viên chức phải chịu thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường, song cũng có những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phấn đấu trưởng thành. Đại bộ phận nữ công nhân lao động và viên chức đã nỗ lực phấn đấu, kiên trì học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, tay nghề, đứng vững trên vị trí sản xuất, công tác. Nét nổi bật ở nữ công nhân lao động và viên chức khi chuyển sang cơ chế mới là sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, biết tôn trọng nội qui và kỷ luật lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, có tinh thần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực. Trong mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, văn hoá, giáo dục, y tế... nữ công nhân lao động và viên chức đã từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước. Một bộ phận chị em rời khỏi dây chuyền sản xuất và vị trí công tác, đã nêu cao tinh thần chủ động tự lo liệu, bươn chải lo toan cuộc sống. Trong đó, không ít chị em năng động sáng tạo, biết phát huy tiềm năng trí tuệ, sức lao động của bản thân và gia đình, mạnh dạn tổ chức sản xuất, kinh doanh, trở thành chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn có lãi chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Nghị lực phấn đấu và những đóng góp to lớn của nữ công nhân lao động và viên chức trong công cuộc đổi mới đất nước đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Nhiều tập thể và cá nhân phụ nữ được phong tặng các danh hiệu và giải thưởng cao quý. Tính đến cuối năm 1996 đã có 259 chị được phong tặng các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Thày thuốc Nhân dân, Nghệ sỹ Nhân dân và Ưu tú; 99 tập thể và 17 cá nhân được Chính phủ tặng bằng khen và Huân chương các loại; 146 chị được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cấp bằng Lao động sáng tạo; 57 chị đạt Huy chương vàng trong các kỳ liên hoan, hội diễn nghệ thuật toàn quốc và liên hoan nghệ thuật quốc tế (chiếm 60%); 374 huy chương vàng trong các giải thể thao quốc gia (chiếm 35%) và trong số 76 huy chương các loại mà các vận động viên Việt Nam giành được tại các giải thể thao quốc tế có 54 huy chương (chiếm 71%) thuộc về nữ vận động viên.
Phụ nữ nông dân, chiếm khoảng 70% lao động nữ cả nước, là lực lượng hùng hậu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Những năm gần đây, khi hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, nữ nông dân được làm chủ trong sản xuất. Đa số chị em đã tiếp vận và thích nghi với cơ chế mới, chủ động lo liệu vật tư, thực hiện hạch toán kinh tế, phân công lao động hợp lý, tự tạo thêm việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thêm thu nhập cho gia đình. 5 năm qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn (kể cả miền núi) đã là một đòi hỏi bức bách. Phụ nữ nông dân đứng trước những vấn đề rất khó khăn: ít được đào tạo nghề, thiếu kiến thức, thiếu vốn, giá cả nông sản thấp, Nhà nước chưa cóchính sách bảo hiểm giá nông sản; thêm vào đó, thiên tai khắc nghiệt với những hậu quả nặng nề liên tiếp xảy ra trong nhiều năm trong phạm vi cả nước đã làm cho khó khăn càng tăng thêm. Nhưng với tinh thần bám ruộng đồng, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình, với bản tính cần cù, tiết kiệm và bản lĩnh vượt khó, lại được Nhà nước ta chú trọng chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, với sự hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả của nhiều tổ chức xã hội, phụ nữ nông dân dũng cảm vượt qua thiên tai, cố gắng vươn lên tiếp cận dần với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, mạnh dạn áp dụng vào sản xuất, tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vật nuôi, cây trồng. Một số chị em rất năng động đã mở ra hướng sản xuất chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, góp phần khôi phục nghề truyền thống và tạo ra ngành nghề mới ở nông thôn. Những năm gần đây, một số nữ nông dân đã trở thành nhà doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Họ là những người đi đầu của phong trào nữ nông dân trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Có thể nói rằng, những thành tựu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên Thế giới, và thành tựu xây dựng nông thôn mới 5 năm qua, có công lao to lớn của phụ nữ nông dân trong cả nước.


Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:03 pm

Đội ngũ nữ trí thức tuy số lượng không lớn nhưng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và quá trình phát triển đất nước. Chị em công tác ở nhiều ngành, có mặt trong tất cả các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và sáng tạo nghệ thuật. Nhiều chị giữ trọng trách trong nghiên cứu khoa học và quản lý. Đất nước còn nghèo, điều kiện dành cho công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn hoá, nghệ thuật cũng như điều kiện sinh hoạt của nữ trí thức còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Song với niềm say mê khoa học và sáng tạo, các chị đã vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và tác phẩm văn hoá, nghệ thuật có giá trị. 5 năm qua, trước thử thách của cơ chế mới, đội ngũ nữ trí thức không chỉ giữ vững mà còn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 1996, trong đội ngũ nữ khoa học đã có 237 chị được phong Giáo sư và Phó giáo sư, 28 tiến sỹ và 1026 phó tiến sỹ; có 3 tập thể và 19 cá nhân được nhận giải thưởng Kovalevskai. Trong sáng tạo văn học nghệ thuật, đã hình thành một đội ngũ khá đông đảo với hàng ngàn nữ nhà văn, nhà báo, hoạ sỹ, nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhạc sỹ, đạo diễn, biên đạo, nghiên cứu dịch thuật... Bằng tài năng lao động sáng tạo, qua tác phẩm của mình các chị đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo dựng lên những giá trị tinh thần của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và phát triển đội ngũ nữ chủ doanh nghiệp. Trong tổng số hơn 37.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, phụ nữ là chủ doanh nghiệp chiếm 21%, và trong 900.000 hộ kinh doanhcá thể, tỷ lệ phụ nữ là chủ hộ chiếm 27%. Chị em đã tổ chức sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đặc biệt các ngành dệt da, may mặc phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm tới 80%. Chị em đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra hàng chục ngàn chỗ làm việc, tạo ra những sản phẩm có chất lượng để đứng vững trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt. Nhiều nữ chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn nghiên cứu thị trường, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, chuyển đổi mặt hàng phù hợp với nhu cầu xã hội, đưa doanh nghiệp phát triển, đồng thời chấp hành tốt luật pháp, chính sách của Nhà nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, về đổi mới trang thiết bị, về sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và về kinh nghiệm quản lý; nhưng qua thực tế đã khẳng định rằng trong cơ chế thị trường, một bộ phận phụ nữ đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, nhạy bén với cơ chế mới để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang, đảm nhận công tác trên nhiều lĩnh vực của Quốc phòng, An ninh, trên hầu khắp các địa bàn từ thành phố tới vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, hẻo lánh. Dù ở bất cứ cương vị nào, ở đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chị em đều giữ vững truyền thống cao đẹp của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam "Trung với nước, hiếu với dân", khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước. Với những thành tích xuất sắc, 5 năm qua đã có 1 tập thể và 18 cá nhân là phụ nữ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Phụ nữ các dân tộc ít người sinh sống trên khắp mọi miền đất nước đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn về điều kiện sống và phong tục tập quán lạc hậu, tích cực hưởng ứng các chủ trương chính sách đổi mới của Đảng. Nhà nước đề ra như thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường sinh thái, phá bỏ cây thuốc phiện, bảo vệ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...; đồng thời giữ vững khối đoàn kết, hoà hợp giữa các dân tộc, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
Phụ nữ các tôn giáo với phương châm sống "Tốt đời đẹp đạo", đã phát huy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, không những lao động sản xuất tốt mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Là lực lượng kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, nữ thanh niên trong thời kỳ đổi mới với thế mạnh của tuổi trẻ; nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực hưởng ứng phong trào "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", thực sự cùng tuổi trẻ cả nước trở thành lực lượng nòng cốt trong việc học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, đời sống, đồng thời giữ vững vai trò xung kích trên nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt phải kể đến nữ sinh viên, lực lượng hậu bị cho đội ngũ nữ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đang học tập, nghiên cứu trong các trường Đại học, cao đẳng; tuy tỷ lệ chưa cao, nhưng nhiều chị em đạt được thành tích xuất sấc trong học tập.
Trưởng thành từ phong trào phụ nữ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, trong đấu tranh cách mạng, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước, được sự chăm lo xây dựng của Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể, đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo các cấp đã được hình thành và từng bước phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào phụ nữ và sự nghiệp cách mạng chung. Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đòi hỏi cao về phẩm chất, năng lực đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung cũng như đội ngũ cán bộ nữ nói riêng; đồng thời cũng tạo ra những cơ hội, những điều kiện để chị em phát triển tài năng, tự khẳng định mình. Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự chăm lo bồi dưỡng của các ngành, các cấp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân chị em, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ nữ các cấp đã có sự phát triển rõ rệt về chất lượng và nâng dần về số lượng. Hiện tại, trong đội ngũ cán bộ nữ, nhiều chị đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội: nữ đại biểu Quốc hội khoá IX: 18,5%; nữ uỷ viên TW Đảng: 10,58%; 01 Phó chủ tịch nước, 01 Uỷ viên Bộ chính trị, 5 Bí thư Tỉnh uỷ; 30 chị là Bộ, Thứ trưởng và tương đương, 21 chị là Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - thành phố... Nhìn chung, trên cương vị lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ nữ các cấp đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, tính năng động sáng tạo, phẩm chất trung thực và tinh thần chịu trách nhiệm cao trong công việc, giữ được mối quan hệ mật thiết với quần chúng, xứng đáng với công việc được giao phó.
Bên cạnh nghĩa vụ công dân, người phụ nữ hơn ai hết còn gánh nặng trách nhiệm gia đình. Nghị quyết 04/NQ - TW của Bộ Chính trị đã xác định: "Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thày đầu tiên của con người". Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua giúp cho mức sống đại bộ phận các gia đình Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Nhiều gia đình đã thoát khỏi đói nghèo, một bộ phận gia đình Việt Nam đã có mức sống khá giả. Việc lo toan miếng cơm, manh áo từ nhiều năm nay vốn là gánh nặng của hầu hết phụ nữ đã được giảm nhẹ. Tuy vậy, vấn đề chi phí cho việc khám chữa bệnh và học hành của con cái, vấn đề tệ nạn xã hội lại là mối lo của nhiều gia đình. Trong hoàn cảnh đó, việc bảo vệ gia đình khỏi các tệ nạn xã hội, lo liệu để con cái được học hành, được nuôi dạy nên người, tạo dựng được cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc đã đòi hỏi người phụ nữ với vai trò người mẹ, người vợ không chỉ tình thương, trách nhiệm, sự nhân hậu, đức hy sinh, mà cả ở sự hiểu biết và gương mẫu. Thực tế 5 năm qua; trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá, hàng triệu gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, có hàng triệu phụ nữ đã thực hiện tốt thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình. Kết quả thực hiện hai cuộc vận động lớn "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình " và "Phụ nữ nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ học" do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động và kết quả 5 năm thực hiện phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" trong nữ công nhân, viên chức với 85% chị em đạt danh hiệu các cấp là sự minh chứng cụ thể những nỗ lực và công lao to lớn của chị em trong việc xây dựng gia đình.
Những thành tích cũng như sựtrưởng thành của phong trào phụ nữ ngày hôm nay là sự tiếp nối truyền thống "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang" của bao thế hệ phụ nữ từ những ngày đầu cách mạng, qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Truyền thống anh hùng vẻ vang đó của phụ nữ Việt Nam kết tinh cao nhất ở những người mẹ Việt Nam, những người mẹ giàu lòng yêu nước, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh,trọng nhân nghĩa, đã sinh thành và nuôi dưỡng bao thế hệ anh hùng cho đất nước 39.782 người mẹ đã được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" là sự tôn vinh đặc biệt công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cách mạng, đốivới Tổ quốc.
Thay mặt phụ nữ cả nước, Đại hội chúng ta xin được bày tỏ lòng tự hào và biết ơn sâu sắc trước công ơn trời biển của những người mẹ Việt Nam anh hùng và nguyện xứng đáng với công ơn trời biển đó.
Thành tích và những đóng góp của các tầng lớp phụ nữvà phong trào phụ nữ những năm qua đã được khẳng định trong bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (19/10/1995): "Thực tế những năm qua đã chứng minh rằng mọi thắng lợi của cách mạng, mọi thành tựu và tiến bộ của xã hội đều có công sức và sự tham gia tích cực của phụ nữ. Và từ phong trào cách mạng rộng lớn đó, phụ nữ nước ta đã phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình, xuất hiện những gương mặt xuất sắc trên nhiều lĩnh vực chiến đấu, lao động sản xuất, quản lý xã hội, quản lý kinh doanh, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước". Lời khẳng định đó chính là sự ghi nhận của Đảng về vai trò và công lao của phụ nữ trong công cuộc đổi mới. Nhưng chúng ta cũng nhận thức sâu sắc rằng, sự trưởng thành của phong trào phụ nữ cũng như những thành tích mà phụ nữ đạt được trong thời gian qua, không tách rời đường lối, chính sách đổi mới đúng đắn, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của phong trào phụ nữ. Đại hội chúng ta xin bày tỏ lòng biết ơn và niềm tin tưởng sâu sắc của phụ nữ cả nước đối với Đảng và Chính phủ.
Hôm nay,giữa không khí trang trọng, đầy tự hào và xúc động, Đại hội chúng ta nhiệt liệt biểu dương thành tích xuất sắc và những công lao to lớn mà phụ nữ cả nước đã đạt được 5 năm qua.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:04 pm

B/- Hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 1992 - 1997
Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VII đã xác định rõ 4 mục tiêu của phong trào phụ nữ những năm 1992 - 1997 là: "đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiến bộ, lao động có hiệu quả để ổn định đời sống, biết làm giàu hợp pháp, xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, bình đẳng, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh để phát huy vai trò đại diện, chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ ".
Những mục tiêu trên là cơ sở định hướng cho mọi hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 5 năm qua và được cụ thể hoá thực hiện bằng 5 chương trình trọng tâm của Hội.
Kiểm điểm hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 1992 - 1997 chủ yếu thông qua việc kiểm điểm kết quả thực hiện 5 chương trình công tác trọng tâm.
I - kết quả thực hiện 5 chương trình công tác trọng tâm.
1. Kết quả thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ :
5 năm qua, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Công cuộc đổi mới trước hết đòi hỏi sự đổi mới từ yếu tố con người. Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội là lực lượng to lớn, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Để động viên và phát huy tiềm năng của các tầng lớp phụ nữ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt cho phụ nữ được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đặc biệt chú trọng và coi đó cũng là yếu tố cơ bản giúp phụ nữ Việt Nam đạt tới sự bình đẳng thực sự và hội nhập với sự phát triển chung của phụ nữ trong khu vực và thế giới.
Từ nhận thức đó, công tác tuyên truyền giáo dục của Hội đã có nhiều đổi mới về nội dung cũng như hình thức, biện pháp thực hiện. Về nội dung, Hội phụ nữ các cấp đã hết sức coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cho phụ nữ một cách thiết thực trên nhiều lĩnh vực: tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước mới ban hành, đặc biệt những vấn đềcó quan hệ thiết thân đến phụ nữ, tuyên truyền hoạt động của Hội, thành tích của phụ nữ Việt Nam gắn với việc tuyên truyền những sự kiện quan trọng của phong trào phụ nữ thế giới: hướng dẫn kiến thức về kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng xây dựng dự án nhỏ và lập kế hoạch sản xuất của hộ gia đình, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả; bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, Dân số - kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học gắn với phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống HIV/AIDS; giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của phụ nữ Việt Nam, giáo dục nâng cao nhận thức về giới gắn với bồi dưỡng phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; vận động phụ nữ tham gia chương trình xoá mù chữ và học tập nâng cao trình độ văn hoá sau xoá mù chữ...
Để thực hiện chương trình có hiệu quả, trong biện pháp chỉ đạo, Trung ương Hội có định hướng rõ chủ đề tập trung cho từng năm, gắn công tác tuyên truyền giáo dục của Hội với những sự kiện lớn của đất nước, của phụ nữ; kết hợp tuyên truyền giáo dục thường xuyên với việc tổ chức các chiến dịch truyền thông và có những đợt tập trung thành cao trào nhân dịp các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện lớn có tác động sâu sắc, nhiều mặt tới phong trào phụ nữ; coi trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên của Hội, đặc biệt đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan. Trong Tổ chức thực hiện, các cấp Hội đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức, biện pháp nhằm đảm bảo vừa tuyên truyền giáo dục trên bề rộng, vừa tập trung được theo chiều sâu. Các phương tiện thông tin đại chúng với ưu thế to lớn được các cấp Hội đặc biệt quan tâm sử dụng. Các tuần báo, trang báo phụ nữ, các chương trình phát thanh và truyền hình phụ nữ, những hoạt động của Bảo tàng phụ nữ, những bộ sách xuất bản theo chủ đề phụ nữ và gia đình, cuốn sách cẩm nang "Những điều cần cho sự sống"... đã phát huy tác dụng tốt không chỉ dừng lại ở đối tượng phụ nữ mà tới đông đảo mọi người ở các ngành, các giới có quan tâm đến vấn đề phụ nữ và gia đình. Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, đặc biệt hình thức thi tìm hiểu, hội thi, hội diễn trong nhiệm kỳ trước mới dừng lại ở sự thể nghiệm của một số ít tỉnh - thành Hội, thì đến nhiệm kỳ này được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ, có những thời điểm trở thành phong trào rầm rộ. Thực tế cho thấy sinh hoạt câu lạc bộ, thi tìm hiểu, hội thi, hội diễn là những hình thức sinh hoạt văn hoá quần chúng lành mạnh, có tác dụng giáo dục và nâng cao kiến thức nhiều mặt, đồng thời lại có sức hấp dẫn và khả năng tập hợp đông đảo phụ nữ thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức giáo dục chiều sâu nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng như mở các lớp tập huấn, hội thảo, tư vấn nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng... được các cấp Hội tổ chức thường xuyên theo chuyên đề, hướng vào các nhóm đối tượng cụ thể cần đến sự giúp đỡ trực tiếp của tổ chức Hội. Hình thức mít tinh, gặp mặt truyền thống nhân các ngày lễ lớn được duy trì nhưng đã mang sắc thái mới với sự mở rộng nội dung và đối tượng. Đặc biệt Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Đảng, Chính phủ, với sự ủng hộ, đóng góp thiết thực cả về vật chất, tinh thần của hàng triệu hội viên, phụ nữ, của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đã được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; là một sự kiện văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ cả nước. Bảo tàng phụ nữ Việt Nam đã phát huy tác dụng tốt trong việc bảo tồn, trưng bày, giới thiệu về vai trò to lớn và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, sẽ góp phần quan trọng giáo dục truyền thống và văn hoá cho phụ nữ cả nước.
Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức cho phụ nữ của các cấp Hội ngày càng phong phú hơn về nội dung và loại hình sinh hoạt nên đã thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tầng lớp phụ nữ. Đặc biệt, các ngày kỷ niệm truyền thống 8/3, 20/10 hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội của các tầng lớp phụ nữ và được cả xã hội quan tâm. 5 năm qua, các cấp Hội phụ nữ đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức các loại cho trên một trăm triệu lượt hội viên, phụ nữ, góp phần xoá mù chữ cho 195.313 phụ nữ trong độ tuổi. Việc thực hiện có kết quả các nội dung cụ thể của chương trình này đã góp phần nâng cao kiến thức nhiều mặt, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho phụ nữ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam; góp phần tích cực xây dựng người phụ nữ mới, người lao động mới.
Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện chương trình có những hạn chế, công tác giáo dục, hướng dẫn kiến thức chưa được tổ chức đều khắp trong các đối tượng phụ nữ, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh; một số nội dung giáo dục chưa được quan tâm chỉ đạo đúng mức từ cấp trung ương nên kết quả thực hiện hạn chế như giáo dục pháp luật, giáo dục về giới, về mẫu hình người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới; chưa có tài liệu tuyên truyền giáo dục chuyên sâu cho các đối tượng phụ nữ khác nhau; Hội chưa quy tụ và phát huy được khả năng của đội ngũ nữ văn nghệ sỹ tham gia vào hoạt động tuyên truyền giáo dục của Hội.
2. Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ các hoạt động tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
Chương trình được triển khai thực hiện trong thời điểm đất nước mới chuyển sang thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý và chính sách kinh tế mới, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo ở nông thôn thiếu việc làm. Kết quả điều tra mức sống dân cư ở Việt Namnăm 1992 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy: trong cả nước còn trên 28% số hộ sống ở mức nghèo đói, khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn, hầu hết các hộ nghèo có nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn hoặc không có nghề nghiệp.
Từ thực tế đó, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, các cấp Hội đặc biệt quan tâm tới địa bàn nông thôn và đối tượng phụ nữ nghèo; chú trọng đẩy mạnh các hoạt động nhằm giúp phụ nữ giải quyết những khó khăn cụ thể về vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, đào tạo nghề để chị em có điều kiện tạo thêm việc làm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập để ổn định và cải thiện đời sống.
Trong các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, hoạt động hỗ trợ vốn được các cấp Hội xác định là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, việc khai thác và quản lý vốn là vấn đề phức tạp, cán bộ hội lại thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, trong chỉ đạo thực hiện, Đoàn chủ tịch, Ban chấp hành TW Hội chủ trương tiến hành từng bước thận trọng, vững chắc. Đoàn chủ tịch TW Hội đã trực tiếp chỉ đạo rút kinh nghiệm hoạt động vay vốn từ một số dự án của Hội được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế; trên cơ sở đó xây dựng mô hình điểm "Nhóm phụ nữ tiết kiệm" (PNTK), lấy hoạt động tín dụng tiết kiệm làm trung tâm, lồng ghép các nội dung hoạt động khác của Hội nhằm tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo an toàn nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm, đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong nhóm. Qua chỉ đạo điểm, cùng với mô hình "Nhóm PNTK" được khẳng định bởi tính hiệu quả và khả năng phát triển bền vững, TW Hội cũng tổng kết được một số kinh nghiệm bước đầu giúp triển khai hoạt động trợ vốn một cách có hioêụ quả. Các kinh nghiệm đó là:
1. Hướng dẫn người vay vốn lập các dự án nhỏ, cho vay món nhỏ theo nhóm PNTK, thực hiện trả dần từng phần, tăng mức vay theo khả năng hoàn trả và phù hợp với khả năng quản lý sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư vốn với hướng dẫn kỹ năng quản lý và chuyển giao kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục tiêu, mục đích, bảo toàn được vốn và làm ăn có lãi.
3. Gắn hoạt động hỗ trợ vốn với các chương trình kinh tế, xã hội ở địa phương, đồng thời lồng ghép thực hiện các hoạt động khác của Hội.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:04 pm

Mô hình "Nhóm PNTK" và các kinh nghiệm tổng kết qua chỉ đạo điểm được Hội phụ nữ các cấp vận dụng linh hoạt, sáng tạo đã thúc đẩy hoạt động hỗ trợ vốn và chuyển giao kỹ thuật cho phụ nữ phát triển mạnh mẽ, trước hết ở các tỉnh đồng bằng, trung du và sau đó là miền núi. Các cấp Hội mạnh dạn mở rộng khai thác vốn từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế, chú trọng huy động vốn trong hội viên, phụ nữ, trong nhân dân để giải quyết một phần nhu cầu vốn sản xuất của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nghèo. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của chương trình vốn tín dụng cho phụ nữ nghèo, Ban chấp hành TW Hội tiếp tục chỉ đạo nhân điểm mô hình "Quỹ tình thương" ra một số địa phương và phát động phong trào "Ngàytiết kiệm vì phụ nữ nghèo " trong cả nước, đặt cơ sở cho việc tiến tới thành lập Quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo. Phong trào "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" được các cấp, các ngành, đông đảo phụ nữ và nhân dân hưởng ứng nên chỉ trong thời gian ngắn, các cấp Hội phụ nữ đã vận động được số tiền tiết kiệm là 42,8 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn vay cho phụ nữ nghèo. Đến cuối năm 1996, tổng doanh số vốn cho phụ nữ vay sản xuất kinh doanh qua tổ chức Hội phụ nữ các cấp đã đạt trên 1.000 tỷ đồng, gần 2 triệu phụ nữ được vay vốn, trong đó chiếm 67% là phụ nữ nghèo, trên 60 ngàn nhóm PNTK và gần 80 ngàn nhóm phụ nữ vay vốn được thành lập.
Phong trào "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" tiếp tục được duy trìmở rộng 5 năm qua, chị em đã giúp nhau không tính lãi tổng số tiền, vàng trị giá gần 300 tỉ đồng và trên 3 triệu con heo giống.
Đồng thời với hoạt động hỗ trợ vốn, các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp, hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tổ chức được 176.614 lớp hướng dẫn kỹ năng lập dự án, quản lý vốn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới không chỉ dừng lại ở các đối tượng phụ nữ được Hội hỗ trợ vốn mà mở rộng đến đông đảo phụ nữ có nhu cầu, đã góp phần tích cực đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi.
Hệ thống trung tâm dạy nghề của các cấp Hội cũng có bước phát triển. Hoạt động của các trung tâm, cơ sở dạy nghề mở rộng phong phú hơn và phần nào có sự chuyển đổi linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu mới về ngành nghề. Nhiều trung tâm tổ chức dạy các nghề mới: may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, ngoại ngữ, tin học... Đến nay, toàn bộ hệ thống Hội đã có 40 trung tâm và 133 cơ sở dạy nghề, đã mở được 16.578 lớp dạy nghề cho 382.298 học viên, trong đó có 168.360 học viên được tạo việc làm sau khi học nghề.
Có thể nói, với những nỗ lực và cố gắng vượt bậc, các cấp Hội đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao chương trình hỗ trợ phát triển tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Chương trình đã hỗ trợ thiết thực cho một bộ phận phụ nữ giải quyết khó khăn về vốn, được tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, có thêm kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng, quản lý sản xuất, có thêm cơ hội để phát huy tiềm năng lao động của bản thân và gia đình. Số chị em được Hội hỗ trợ, trình độ sản xuất và quản lý được nâng lên, có thu nhập cao hơn, cuộc sống được cải thiện; một bộ phận chị em thoát khỏi đói nghèo, vị thế của chị em trong gia đình và cộng đồng vì vậy cũng được nâng lên. Với thành công của mô hình "Nhóm PNTK" và việc triển khai thực hiện có kết quả các nội dung hoạt động, chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập đã trở thành chương trình mũi nhọn thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động khác của Hội; đồng thời có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và củng cố cơ sở Hội. Mặt khác, chương trình còn có ý nghĩa xã hội, sâu sắc; góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia và một số chương trình kinh tế - xã hội ở các địa phương trong cả nước; góp phần tích cực giải quyết tình trạng thiếu việc làm, hạn chế cho vay nặng lãi, bán lúa và sản phẩm non ở nông thôn, củng cố và phát huy tinh thần tương trợ, hợp tác cộng đồng.
Tuy vậy, quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: nguồn vốn các cấp Hội khai thác đã lớn nhưng vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu về vốn của phụ nữ; những món vay nhỏ không thể giúp phụ nữ nghèo có bước phát triển căn bản để thoát khỏi nghèo, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công tác huấn luyện kỹ năng quản lý tín dụng và hướng dẫn mô hình "Nhóm PNTK" chưa chú ý đầy đủ tới các vùng khó khăn, đặc biệt là miền núi; hoạt động dạy nghề cho phụ nữ còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, lúng túng về nội dung, phương thức hoạt động, tính hiệu quả thấp; công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện các vấn đề nảy sinh để kịp thời uốn nắn hoặc điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo chưa được các cấp Hội quan tâm đúng mức.
3. Kết quả thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, bền vững, tiến bộ.
Chương trình nhằm góp phần cải thiện tình hìnhsức khoẻ phụ nữ - trẻ em; giúp phụ nữ thực hiện tốt hơn vai trò người mẹ trong việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch, nuôi dưỡng, giáo dục con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Việc thực hiện chương trình này liên quan và phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các ngành, chức năng, nhưng lại được triển khai vào thời điểm các chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, dân số, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.... được đẩy mạnh thực hiện trên diện rộng. Từ đặc điểm đó, trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình, các cấp Hội luôn luôn gắn các nội dung hoạt động của Hội với các chương trình quốc gia, coi trọng việc xây dựng mối quan hệ phối hợp cùng thống nhất hành động giữa Hội với các ngành chức năng trên cơ sở ký kết hợp đồng trách nhiệm và coi đó là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của chương trình. Với phương thức đó, các cấp Hội đã tháo gỡ được những khó khăn về kinh phí, nghiệp vụ và đào tạo cán bộ chương trình; tạo ra được điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở ký kết hợp đồng trách nhiệm, các cấp Hội đã tham gia thực hiện nhiều chương trình quốc gia, mang lại lợi ích thiết thân cho phụ nữ, trẻ em: Dân số - KHHGĐ, tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai,chương trình dinh dưỡng, vệ sinh môi trường - nước sạch, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt rét, bướu cổ, phòng chống tệ nạn xã hội ... Trong quá trình tham gia thực hiện các chương trình quốc gia kể trên, với nhiệm vụchính là tuyên truyền, vận động hướng dẫn, các cấp Hội đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của chương trình, đồng thời phối hợp vớitổ chức các chiến dịch truyền thông, nhằm kết hợp tuyên truyền vận động cả chiều rộng và chiều sâu. Mặt khác, các cấp Hội đã rất chủ động sáng tạo xây dựng và vận dụng thành công một số mô hình hoạt động có hiệu quả cao: Câu lạc bộ những người không sinh con thứ 3, tổ phụ nữ không sinh con thứ 3, tư vấn nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng, tổ chức ngày hội hạnh phúc...
Ngoài ra, các cấp Hội tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc vận động "Phụ nữ nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học", duy trì và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ "vì trẻ em suy dinh dưỡng", quỹ học bổng giúp học sinh nghèo vượt khó (quỹ học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định); tổ chức lớp học tình thương, phối hợp với ngành y tế tổ chức khám bệnh định kỳ hàng năm cho phụ nữ - trẻ em... Đặc biệt chương trình giáo dục nâng cao kiến thức được thực hiện tốt đã hỗ trợ rất tích cực cho việc thực hiện chương trình này.
Sau 5 năm thực hiện chương trình, các cấp Hội phụ nữ trên cơ sở phối hợp hoạt động chặt chẽ, có hiệu quả với các ngành hữu quan đã góp phần đáng kể vào kết quả chung: đã có gần 30 triệu lượt phụ nữ được hướng dẫn kiến thức về Dân số - KHHGĐ, nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS ; hàng chục triệu lượt phụ nữ, trẻ em được khám chữa bệnh định kỳ hàng năm, 63,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, 98% phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván, trẻ em suy dinh dưỡng giảm 53% xuống còn 42% ; 33.922 gái mại dâm được giáo dục và quản lý tại cộng đồng...
Trong những năm qua, các cấp Hội tiếp tục phát triển mạnh hoạt động "đền ơn đáp nghĩa". Các phong trào "Quà tặng mẹ", "Chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng", đỡ đầu con liệt sỹ, chăm sóc thương binh, xây dựng nhà tình nghĩa... được cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữtích cực hưởng ứng. Các cấp Hội đã nhận chăm sóc gần 55 ngàn mẹ liệt sỹ, giúp gia đình thương binh, liệt sỹ 13.629 triệu đồng, tặng 36.062 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền 8.203 triệu đồng, tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng giá 1.568 triệu đồng.
Hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm giúp đỡ phụ nữ, trẻ em các vùng bị thiên tai nặng, giúp đỡ các đối tượng phụ nữ, trẻ em đặc biệt khó khăn cũng được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo thực hiện dưới nhiều hình thức. Phổ biến nhất là tổ chức các đợt vận động quyên góp và xây dựng các loại quỹ hỗ trợ.
Có thể nói rằng, bằng hoạt động thực tiễn phong phú, sáng tạo, có hiệu quả, các cấp Hội đã thực sự đem lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ - trẻ em trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, xây dựng gia đình, góp phần khơi dậy và phát huy những giá trị văn hoá, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội, đóng góp tích cực vào việc thực hiện một số mục tiêu phát triển trong lĩnh vực xã hội. Trong quan hệ phối hợp với các ngành, vị trí, vai trò của tổ chức Hội trong việc thực hiện các chương trình xã hội càng được khẳng định.
Việc thực hiện chương trình cũng còn bộc lộ một số hạn chế: kết quả thực hiện các nội dung của chương trình chưa đồng đều, việc hướng dẫn kiến thức và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nuôi dạy con thiếu cân đối, chưa toàn diện, nặng phần nuôi dưỡng, nhẹ phần giáo dục và mới chỉ tập trung ở trẻ em từ 0-6 tuổi, nội dung giáo dục và các hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình chưa được quan tâm đúng mức, cơ chế phối hợp giữa Hội và các ngành hữu quan trong một số hoạt động cụ thể còn thiếu chặt chẽ, chưa thông suốt từ cấp Trung ương tới cơ sở nên khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:05 pm

4. Kết quả thực hiện chương trình đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng và xây dựng quỹ Hội.
Thực tế khách quan của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của phong trào phụ nữ, những chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội đã tạo cơ sở thúc đẩy quá trình đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của các cấp Hội trong nhiệm kỳ qua.
Việc kiện toàn bộ máy, công tác cán bộ và đào tạo bồi dưỡng có chuyển biến tích cực. Bộ máy cấp huyện đã được kiện toàn theo hướng tinh gọn, đảm bảo tính hợp lý nên khá ổn định. Bộ máy cấp tỉnh và cấp trung ương đang trong quá trình thể nghiệm, vận động để đi tới một mô hình phù hợp với phương thức hoạt động mới và sự mở rộng về nội dung trên nhiều lĩnh vực hoạt động của Hội. Mô hình bộ máy cấp tỉnh đến cuối nhiệm kỳ về cơ bản đã có lời giải đáp. Qua thể nghiệm thực tế, mô hình 4-5 ban đã thể hiện tính hợp lý đang dần dần thay thế cho mô hình 2-3 ban được xác lập đầu nhiệm kỳ. Để có cơ sở cho việc kiện toàn bộ máy cấp Trung ương, Đoàn chủ tịch TW Hội đã chỉ đạo việc nghiên cứu và xây dựng phương án kiện toàn nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô của tổ chức Hội trong giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, ngay từ Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứVII, bộ máy lãnh đạo cấp Trung ương đã được kiện toàn theo mô hình mới: bỏ cấp lãnh đạo trung gian là ban thư ký; tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành tập trung của Đoàn chủ tịch.
Cùng với quá trình thực hiện kiện toàn bộ máy cho phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vấn đề cán bộ cũng đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, trình độ, năng lực, sức khoẻ và sự kế thừa. Một đặc điểm lớn trong công tác cán bộ nhiệm kỳ này ở cấp TW và nhiều tỉnh - thành Hội là vấn đề chuyển giao thế hệ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Vì vậy, việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận kế tục xứng đáng thế hệ đi trước, không những giữ vững mà phát triển được phong trào, phát triển được tổ chức trong điều kiện mới là một yêu cầu lớn. Chính vì vậy, từ đầu năm 1994, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt là quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt được các cấp Hội thực sự quan tâm và tăng cường chỉ đạo thực hiện. Đến cuối năm 1994, cấp TW, tỉnh - thành và nhiều đơn vị cấp huyện đã xây dựng được quy hoạch cán bộ của đơn vị mình, đồng thời đẩy mạnh một bước việc thực hiện đào tạo theo quy hoạch và yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ. Các cấp Hội cũng đã thực hiện một bước việc bố trí, sắp xếp lại nhằm sử dụng cán bộ theo trình độ, năng lực, sở trường. Vấn đề thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ cũng được quan tâm hơn. Cán bộ Hội đã yên tâm công tác, gắn bó với Hội hơn trước.
Nhiệm kỳ qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cấp Hội có những chuyển biến mạnh mẽ. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều phương thức khác nhau, kết hợp giữa đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, giữa đào tạo ở cấp trung ương với đào tạo, huấn luyện tại địa phương, cơ sở. ở cấp Trung ương, vai trò hai Trường cán bộ phụ nữ và các ban chuyên đề được phát huy đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác Hội, về kiến thức, kỹ năng theo chuyên đề, dự án của các cấp Hội địa phương. Hệ thống các trường chính trị của Đảng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo lý luận, chính trị cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Với phương thức đào tạo, bồi dưỡng tích cực, cán bộ Hộicác cấp (kể cả các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn) đã có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, 5 năm qua, cán bộ Hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng tăng lên nhiều so với nhiệm kỳ trước. Đội ngũ cán bộ Hội do được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, được rèn luyện qua hoạt động thực tiễn phong phú, với sự phấn đấu nỗ lực của bản thân chị em, đã trưởng thành nhanh chóng và đang từng bước vươn lên bắt kịp với yêu cầu cách mạng trong giai đoạn phát triển mới. Trong đội ngũ cán bộ nữ được tín nhiệm lựa chọn giữ trọng trách lãnh đạo trong công tác Đảng, công tác chính quyền các cấp từ Trung ương tới cơ sở nhiệm kỳ vừa qua, có thêm nhiều gương mặt nguyên là cán bộ Hội là bằng chứng thực tế của sự trưởng thành đó.
Trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức, việc xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là vấn đề sống còn. Thời gian qua, công tác xây dựng, củng cố cơ sở Hội có những chuyển biến về chất. Cùng với quá trình thực hiện đổi mới nội dung phương thức hoạt động, nhiều mô hình gắn với nội dung hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ đã thực sự trở thành mô hình tập hợp hội viên có hiệu quả. Đến cuối nhiệm kỳ, qua tổng kết, đã có trên 20 loại hình tập hợp hội viên. Với những hoạt động thực sự đem lại lợi ích, với việc đa dạng hoá các loại hình tập hợp, tổ chức Hội đã cósức thu hút đối với phụ nữ. Nhiều chị em đã đến với tổ chức Hội từ nhu cầu tự thân. Do đó, công tác phát triển hội viên mới có những tiến bộ rõ nét. Trong 5 năm, đã kết nạp được 453.010 hội viên mới. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên đạt 63,36% (nhiệm kỳ trước, cơ sở khá đạt 60 - 70%). Đồng thời với công tác phát triển hội viên, các cấp Hội còn quan tâm xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt và tăng cường quản lý hội viên. Nhiều tỉnh - thành Hội đã thực hiện phát thẻ hội viên. Việc duy trì sinh hoạt hội viên theo định kỳ và thu hội phí được các cấp Hội chỉ đạo chặt chẽ hơn, được thực hiện tốt hơn. Có thể nói rằng, đối với việc xây dựng, củng cố cơ sở Hội, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, vùng xa xôi hẻo lánh. Những thành tích đạt được trong công tác xây dựng, củng cố cơ sở Hội trước hết là do đội ngũ cán bộ cơ sở ở nhiều nơi đã có bước trưởng thành, có năng lực chủ động tổ chức triển khai thực hiện các chủ trươngcông tác Hội ở cấp cơ sở theo chức năng một cách có hiệu quả.
Công tác vận động phụ nữ các đối tượng, đặc biệt phụ nữ tôn giáo, dân tộc có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương, các cấp Hội đã chỉ đạo công tác vận động phụ nữ tôn giáo, dân tộc có chiều sâu, có hiệu quả trên cơ sở biết lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp thông qua tổ chức thực hiện các chương trình công tác Hội.
Công tác cán bộ nữ được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nhiệm kỳ qua, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chủ động, tích cực tham mưu cho Đảng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 44/CT - TW của Ban Bí thư TW Đảng khoá V và xây dựng Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khoá VII về công tác cán bộ nữ; đồng thời tích cực tham gia triển khai thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW theo chức năng của tổ chức Hội: phát hiện, giới thiệu nhân sự là nữ có đủ tiêu chuẩn ứng cử cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp, đề xuất chính sách đối với cán bộ nữ, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho các ứng cử viên nữ ... Thông qua những hoạt động cụ thể, thiết thực đó, các cấp Hội đã góp phần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ nữ phát triển về số lượng và chất lượng.
Nhìn chung, công tác tổ chức và cán bộ của Hội đã có chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Việc kiện toàn bộ máy, công tác cán bộ và đào tạo bồi dưỡng đang dần từng bước đáp ứng yêucầu nội dung, phương thức hoạt động mới của Hội. Công tác xây dựng, củng cố cơ sở đã có hướng tháo gỡ vấn đề nan giải nhất là tập hợp hội viên. Tổ chức Hội được củng cố và phát triển, chất lượng đội ngũ cán bộ Hội được nâng lên trong thời gian qua có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Song bên cạnh đó, công tác tổ chức và cán bộ còn một số hạn chế. Việc nghiên cứu xác định mô hình bộ máy cấp tỉnh còn chậm. Việc bố trí, sử dụng cán bộ theo đúng trình độ năng lực, khả năng sở trường trên cơ sở tiêu chuẩn hoá là đòi hỏi khách quan của phong trào, được các cấp Hội nhận thức đúng nhưng việc thực hiện trên thực tế còn nhiều vướng mắc. Chủ trương xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi của Hội trong từng chuyên đề công tác chưa có kế hoạch cụ thể để thực hiện. Việc mở rộng tập hợp phụ nữ trong các đối tượng có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Những tiến bộ trong công tác củng cố cơ sở Hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, chế độ chính sách đối với cán bộ Hội cơ sở ở nhiều nơi có được cải thiện nhưng còn nhiều bất hợp lý.
5. Kết quả thực hiện chương trình tổ chức nghiên cứu và vận động quần chúng tham gia xây dựng, giám sát, kiểm tra chính sách, luật pháp, cơ chế mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi phụ nữ.
Thời gian qua, Nhà nước có sự tập trung cao cho công tác xây dựng luật nhằm từng bước bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Đó là một cơ hội mà Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có thể tham gia vào quá trình thể chế hóa những quyền, những lợi ích chính đáng của phụ nữ, những điều kiện cần thiết giúp phụ nữ hạn chế bớt trở ngại về giới để vươn tới sự bình đẳng, phát triển trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Điều hết sứcthuận lợi là các cơ quan xây dựng dự thảo luật, theo tinh thần Quyết định 163/HĐBT, đã coi tổ chức Hội là đơn vị không thể thiếu trong việc tham khảo ý kiến đóng góp vào quá trình xây dựng dự thảo các văn bản luật và dưới luật. Đặc biệt, những dự thảo luật có quan hệ trực tiếp, có tác động, ảnh hưởng lớn tới phụ nữ, trẻ em và những vấn đề về gia đình như: dự thảo Bộ luật Lao động , dự thảo bổ sung, sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình, dự thảo Bộ luật Dân sự... Hội được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng.
Trong việc tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, Hội đã chủ động tích cực tổ chức nghiên cứu và tham gia có chất lượng vào quá trình dự thảo một sốvăn bản luật, dưới luật. Đặc biệt, Hội đã trực tiếp dự thảo chương 10 Bộ luật lao động, tham gia tổng kết, nghiên cứu và xây dựng dự thảo bổ sung, sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Song nhìn tổng thể. Hội chưa tận dụng được đầy đủ cơ hội tham gia xây dựng luật pháp, chính sách để bảo vệ có hiệu quả những quyền lợi chính đáng của phụ nữ; ý kiến tham gia đóng góp nhiều văn bản dự thảo luật và dưới luật chất lượng chưa cao.
Với chức năng là tổ chức tham mưu giúp Đảng trong công tác phụ vận, nhiệm kỳ vừa qua, các cấp Hội đã có vai trò rất tích cực, tham mưu có hiệu quả trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04/NQ-TW của Bộ chính trị và Chỉ thị 28/CT-TW về công tác phụ vận; tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 44/CT-TW và Nghị quyết 8b, xây dựng Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về công tác cán bộ nữ. Nghị quyết 04/NQ-TW và Chỉ thị 37/CT-TW đã nhanh chóng đi vào cuộc sống tạo ra sự chuyển biến của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, xã hội về công tác phụ nữ; phát huy tác dụng tích cực trong việc định hướng và thúc đẩy sự phát triển của phong trào phụ nữ, của tổ chức Hội.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:05 pm

Với vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, các cấp Hội đã tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ; việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em khi đã được ban hành. Trong quá trình giám sát việc thực hiện, một số cơ sở Hội đã phát hiện những vấn đề nảy sinh bất hợp lý trong việc thực hiện chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, thi hành Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình... và kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết. Các cấp Hội còn tích cực tham gia giải quyết đơn thư khiếu tố của phụ nữ. Đến cuối năm 1996, các cấp Hộiđã nhận được 157.406 đơn thư các loại, cùng các ngành chức năng giải quyết 131.468 đơn. Ban nữ công các cấp được sự chỉ đạo trực tiếp và tạo điều kiện của Liên đoàn lao động đã tổ chức kiểm tra 7049 cơ sở, tập hợp được 2645 kiến nghị của nữ công nhân lao động, đề nghị các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý, sử dụng lao động giải quyết được 1665 kiến nghị, chủ yếu tập trung vào các vấn đề: bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với lao động nữ, buộc thôi việc và bố trí việc làm không hợp lý... Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khi Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, chính sách, lại đang tồn tại khoảng cách khá lớn giữa qui định của luật pháp, chính sách với việc thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội nhiệm kỳ qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế bảo vệ quyền lợi phụ nữ khi bị vi phạm.
Công tác nghiên cứu của Hội có chuyển biến hơn trước. Trung ương Hội và một số tỉnh - thành Hộiđã hoàn thành một số đề tài nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội, về vấn đề gia đình, về một số đối tượng phụ nữ trong nền kinh tế chuyển đổi, về cán bộ nữ, về tác động của chính sách xã hội đối với phụ nữ... kết quả nghiên cứu giúp Hội có thêm cơ sở khoa học đề ra chủ trương củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội trong thời kỳ mới; đề xuất, kiến nghị với Đảng, Chính phủ một số chính sách về gia đình, lao động nữ, cán bộ nữ. 5 năm qua, công tác nghiên cứu của Hội đã đạt được một số kết quả. Song phải thừa nhận rằng hoạt động nghiên cứu của Hội, đặc biệt ở cấp Trung ương, chưa đúng tầm. Hội chưa có được một chiến lược cho công tác nghiên cứu, do đó hoạt động nghiên cứu của Hội phân tán, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích và dự báo tình hình nhằm giúp cho việc định hướng chiến lược về tổ chức và hoạt động của Hội có cơ sở khoa học và lý luận; chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc đề xuất và tham gia xây dựng luật pháp, chính sách.
II. Kết quả thực hiện công tác đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Những năm qua, vấn đề phụ nữ đã và đang trở thành một quan tâm của toàn thế giới, quan hệ giữa Việt Nam và các nước đã rộng mở. Điều đó đem lại những thuận lợi lớn cho hoạt động đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Vận dụng đường lối đối ngoại của Đảng, quán triệt Nghị quyết về công tác đối ngoại của Đại hội phụ nữtoàn quốc lần thứ VII, hội nhập với xu thế chung của thời đại trên tinh thần phụ nữ Việt Nam muốn là bạn với phụ nữ và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hoà bình độc lập và phát triển, công tác đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã được đổi mới, chủ động, tích cực, đem lại kết quả tốt, góp phần vào sự thành công chung của công tác đối ngoại nhân dân trong những năm vừa qua.
Trong quan hệ quốc tế, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam không chỉ khôi phục, củng cố và phát triển quan hệ với các tổ chức phụ nữ, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, liên chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốc, các tổ chức xã hội - nhân đạo, các cá nhân có thiện chí như trước đây, mà còn mở rộng thêm quan hệ với một số tổ chức kinh tế, tài chính, các cơ quan nghiên cứu khoa học và một số nhân vật nổi tiếng thế giới. Đến nay, Hội đã có quan hệ ở mức độ khác nhau với 192 tổ chức thuộc 33 nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, trên khắp các châu lục.
Hội đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tổ chức phụ nữ các nước láng giềng và khu vực: khôi phục và phát triển nhanh chóng mối quan hệ với Tổng hội phụ nữ Trung Quốc, duy trì và củng cố mối quan hệ đặc biệt với phụ nữ Lào, khôi phục và từng bước phát triển quan hệ với phụ nữ Cămpuchia, mở ra mối quan hệ mới với tổ chức phụ nữ của các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước ASEAN. Ngoài ra, Hội luôn luôn giữ gìn, trân trọng mối quan hệ bạn bè truyền thống với Hội phụ nữ CuBa, Hội phụ nữ Pháp...
Việc tham gia các sự kiện quốc tế lớn về phụ nữ và tham gia các tổ chức phụ nữ quốc tế và khu vực của Hội LHPN Việt Nam có ý nghĩa hội nhập rất quan trọng. Thời gian qua, Hội đã cử đại diện tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về phụ nữ, đăng cai tổ chức một số hội thảo quốc tế về phụ nữ khu vực; đặc biệt là việc tham dự Hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 9/1995. Là thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế, Hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tích cực đóng góp cả về vật chất và tinh thần vào việc khôi phục, củng cố và phát triển Liên đoàn. Tháng 6/1996, Đại hội Liên đoàn các tổ chứcphụ nữ ASEAN lần thứ 7 đã kết nạp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ đối ngoại của Hội đối với khu vực.
Với quan hệ quốc tế rộng mở, với kết quả hợp tác tốt đẹp trong việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển dành cho phụ nữ Việt Nam từ nhiệm kỳ trước, 5 năm qua, các cấp Hội đã ký kết và hợp tác thực hiện nhiều chương trình dự án mới với nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân quan tâm đầu tư hỗ trợ cho phụ nữ Việt Nam. Tổng giá trị các dự án được hỗ trợ gần 10 triệu USD. Điểm nổi bật trong hợp tác thực hiện dự án của Hội với các tổ chức quốc tế thời gian qua là: việc ký kết trực tiếp các dự án phát triển không chỉ dừng ở cấp Trung ương mà ngày càng mở rộng tới các cấp Hội địa phương, cơ sở; dự án được mở ra trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện kỹ năng, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, tín dụng, xoá mù chữ, DS-KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS, môi trường...
Cũng do mở rộng hoạt động đối ngoại, việc giao lưu thông tin, trao đổi đoàn tăng lên nhiều. 5 năm qua, Hội đã đón tiếp 185 đoàn khách quốc tế, tổ chức 239 đoàn ra nước ngoài dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham quan với 661 lượt khách từ cấp Trung ương tới cơ sở. Ngoài ra, Hội còn tiếp gần 2000 đoàn khách nước ngoài do Chính phủ và các Bộ ngành giới thiệu tới thăm và tìm hiểu khả năng hợp tác với Hội.
Với những hoạt động đối ngoại phong phú, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Qua đó, Hội đã tạo được những cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ Hội và có thêm những điều kiện thuận lợi giúp đỡ phụ nữ, trẻ em, góp phần thực hiện thành công 5 chương trình trọng tâm của Hội, đồng thời làm cho vị thế của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao trong xã hội Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Tuy vậy trong điều kiện quan hệ và hợp tác quốc tế mở rộng như hiện nay, sự hạn chế về ngoại ngữ, thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế và các kiến thức văn hoá trong quan hệ quốc tế của cán bộ, kể cả cán bộ công tác đối ngoại, đã và đang là một trở ngại đối với công tác đối ngoại của Hội. Mặt khác, do khó khăn về tài chính nên kế hoạch đối ngoại chủ động của Hội trong việc giao lưu quốc tế có hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của Hội.
C- Đánh giá chung
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, phong trào phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có những bước phát triển mới đáng tự hào. Những mục tiêu của phong trào phụ nữ 5 năm 1992 - 1997 do Đại hội phụ nữtoàn quốc lần thứ VII đề ra, về cơ bản đã được thực hiện.
1.Tiềm năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ các tầng lớp được phát huy, quy tụ trong các phong trào hành động cách mạng của phụ nữ "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "Phụ nữ nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"; trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa, trong các hoạt động nhân đạo từ thiện... Từ các phong trào đó, khối đoàn kết trong các tầng lớp phụ nữ được củng cố. Phong trào phụ nữ có bước phát triển mới, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm qua.
2. Cùng với sự phát triển của phong trào phụ nữ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiến bộ, lao động có hiệu quả để ổn định đời sống, biết làm giàu hợp pháp đã xuất hiện trong thực tế ngày càng nhiều qua những gương phụ nữ điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh, văn hoá xã hội, nghiên cứu khoa học, quản lý, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh.
3. Thời gian qua, vấn đề xây dựng gia đình, giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam trở nên bức xúc, thì phụ nữ, với thiên chức người vợ, người mẹ đã có vai trò rất quan trọng việc giữ gìn hạnh phúc, sự ổn định, thuần phong mỹ tục của gia đình. Nhiều hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tập trung hỗ trợ, góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ, bền vững; đồng thời tác động tích cực góp phần làm chuyển biến nhận thức xã hội về vấn đề gia đình.
4. Cùng với sự phát triển của phong trào phụ nữ, tổ chức Hội được củng cố và phát triển. Vai trò đại diện của Hội được phát huy tốt hơn. Hội đã có nhiều việc làm thiết thực chăm lo cho phụ nữ trong công cuộc đổi mới qua việc tổ chức thực hiện có kết quả 5 chương trình công tác trọng tâm.
Phong trào phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có được sự trưởng thành như vậy là do:
- Đảng và Nhà nước ta đã để ra được đường lối, chính sách đổi mới đúng đắn và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đổi mới. Sự trưởng thành của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội gắn liền với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước.
- Các tầng lớp phụ nữ phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, đã có những nỗ lực vượt bậc vươn lên tự khẳng định mình, có nhiều đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ; vận dụng sáng tạo đường lối phụ vận của Đảng đúng đắn, nhạy bén trong việc đề ra chủ trương: tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể bạn; kiên trì thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và công tác tổ chức của Hội đáp ứng yêu cầu phong trào phụ nữ trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
- Được sự ủng hộ, hợp tác và giúp đỡ to lớn của phụ nữ, nhân dân các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quố tế, các cá nhân trên thế giới.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:06 pm

Tuy vậy, tình hình phụ nữ và công tác Hội cũng đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
1. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hoá- xã hội của một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn thấp. Phụ nữ nông dân ít được đào tạo nghề. Phụ nữ dân tộc ít người còn một bộ phận lớn mù chữ. Đặc biệt đáng lo ngại là trình độ văn hoá của nữ thanh niên, nhất là ở nông thôn, miền núi có xu hướng giảm rõ rệt. Đó là trở lực lớn nhất đối với phụ nữ khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đội ngũ nữ quản lý và nghiên cứu khoa học là lực lượng quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có tỷ lệ thấp, số đông chị em ở độ tuổi trên 50. Đặc biệt cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo cao cấp, các nhà khoa học nữ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, có học vị tiến sỹ chỉ đạt tỷ lệ xấp xỉ 5%. Việc đào tạo đội ngũ kế cận không theo kịp sẽ dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong khoảng 5 năm tới.
2. Vấn đề lao động và việc làm của phụ nữ vẫn tiếp tục là vấn đề gay gắt. Tỷ lệ lao động nữ ở các ngành tương đối cao nhưng do ít được đào tạo, trình độ văn hoá, chuyên môn tay nghề thấp nên đa số phụ nữ phải làm những công việc lương thấp, lao động giản đơn, thậm chí phải làm cả những công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản, xu hướng không muốn nhận lao động nữ đang là phổ biến. Phụ nữ tìm việc làm ngày càng khó khăn hơn.
Do tình trạng khó tìm việc làm, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, do lối sống, bộ phận phụ nữ làm ăn không chính đáng tham gia vào các tệ nạn xã hội có xu hướng tăng.
3. Lĩnh vực gia đình và sức khoẻ phụ nữ cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại:
- Chi phí cho học tập, khám chữa bệnh quá tốn kém so với mức thu nhập chung, nạn học thêm, nạn ma tuý học đường đang là gánh nặng, là mối lo của nhiều gia đình.
- Các tệ nạn xã hội, hủ tục trong ma chay, cưới xin, tình trạng vi phạm luật Hôn nhân - Gia đình có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống gia đình và người phụ nữ.
- Tình trạng lao động quá tải do vừa phải lao động sản xuất, công tác như nam giới, vừa phải gánh vác quá nặng công việc nội trợ, chăm sóc con cái, thêm vào đó là tình trạng nạo hút thai còn nhiều, điều kiện vệ sinh môi trường kém làm cho nhiều phụ nữ sức khoẻ giảm sút, bệnh phụ khoa vẫn là phổ biến.
4. Hoạt động của Hội đã phát triển mạnh trên diện rộng, một số nội dung hoạt động đã đi vào chiều sâu nhưng thiếu sự đồng đều giữa các vùng miền, đối tượng. Vấn đề tổ chức và xây dựng lực lượng thể hiện tính chất mặt trận liên hiệp rộng rãi của tổ chức Hội còn chế.
Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn hoạt động của các cấp Hội và phong trào phụ nữ trong 5 năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
1. Việc đề ra các chủ trương công tác của Hội phải bám sát mục tiêu vì sự bình đẳng - phát triển của phụ nữ; nhạy bén, năng động trong việc vận đụngđường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nắm bắt được xu thế thời đại. Quan tâm tác động giải quyết các vấn đề của phụ nữ trên nhiều mặt, vừa tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đi đôi với giải quyết những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài.
2. Không tách rời việc giải quyết các vấn đề của phụ nữ với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước, của từng địa phương, cơ sở. Thực hiện xã hội hoá công tác Hội trên cơ sở liên kết, phối hợp rộng rãi với các ngành, các đoàn thể, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời coi trọng việc phát huy truyền thống đoàn kết và tiềm năng to lớn của các tầng lớp phụ nữ để tạo thành sức mạnh tổng hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề của phụ nữ.
3. Trong chỉ đạo, việc cụ thể hoá các chủ trương công tác lớn thành chương trình, kế hoạch; trong từng thời gian, thời điểm biết chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết; coi trọng chỉ đạo điểm xây dựng mô hình; đặc biệt xây dựng mô hình lồng ghép các hoạt động; đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt và tập hợp hội viên; là những yếu tố rất quan trọng nâng cao hiệu quả thực hiện các chủ trương công tác của Hội.
4. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức Hội vững mạnh, đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và tổ chức cơ sở Hội phải được coi là nhiệm vụ then chốt của mọi cấp Hội.

Phần thứ hai
Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ
chương trình hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 1997 - 2002



Công cuộc đổi mới những năm qua đạt được thành tựu to lớn đã và đang tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020. đó là nhiệm vụ vô cùng to lớn, là sự nghiệp của toàn dân.
Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề phụ nữ cũng cần được nhìn nhận một cách đầy đủ và sâu sắc. Phụ nữ với tư cách công dân chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội; phụ nữ với tư cách người mẹ, sinh thành và nuôi dưỡng cho đất nước các thế hệ công dân sẽ tiếp nối thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy, tạo điều kiện để phụ nữ được thực sự bình đẳng, phát triển, thực hiện tốt nghiã vụ công dân và chức năng người mẹ là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phụ nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đang có những cơ hội, những thuận lợi rất cơ bản để phát triển: đất nước hoà bình, ổn định; thành tựu của công cuộc đổi mới; đường lối, chính sách thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt chủ trương chiến lược về phát triển Giáo dục - Đào tạo và khoa học - công nghệ; sự chuyển biến tích cực về nhận thức giới của xã hội; sự phát triển của phụ nữ đã theo kịp sự phát triển chung của đất nước trong quá trình đổi mới và đang còn tiềm ẩn những khả năng to lớn; vấn đề phụ nữ đã và đang tiếp tục là mối quan tâm mang tính toàn cầu.. Nhưng sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi người lao động phải có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có sức khoẻ, có phẩm chất tốt, thì những hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, sức khoẻ; những tác động tiêu cực của tư tưởng trọng nam khinh nữ, của tệ nạn xã hội; lại là khó khăn, thách thức lớn đối với phụ nữ.
Khai thác và phát huy triệt để những mặt thuận lợi, có biện pháp tích cực để khắc phục và hạn chế tối đa những khó khăn trở ngại để phụ nữ Việt Nam đạt tới sự bình đẳng - phát triển, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không chỉ là sự nỗ lực phấn đấu của riêng phụ nữ mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội.
A/- Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ
I - Mục tiêu
Trên cơ sở mục tiêu chung mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra, xuất phát từ thực tế phong trào và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, căn cứ vào Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 và Cương lĩnh hành động của Hội nghị Thế giới về phụ nữ lần thứ 4 mà Chính phủ ta đã cam kết thực hiện, mục tiêu của phong trào phụ nữ Việt Nam trong những năm tới là:
Đoàn kết rộng rãi, động viên các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữViệt Nam nhằm tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao kiến thức mọi mặt của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng người phụ nữViệt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có sức khoẻ, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu hợp pháp, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích của xã hội và của cộng đồng; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội ngày càng vững mạnh để phát huy có hiệu quả vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
II - Phương hướng nhiệm vụ
Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định, phương hướng, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ Việt Nam những năm 1997 - 2002 là:
1. Động viên, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện cho cho các tầng lớp phụ nữ nâng cao kiến thức về mọi mặt, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy tài năng trí tuệ, sức sáng tạo và ý chí tự lập, vượt khó, chủ động nghiên cứu, học tập ứng dụng khoa học, công nghệ, tham gia bình đẳng, có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thực hiện phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc"; tiếp tục thực hiện phong trào"Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình"; góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh công nghiệp hoá, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra.
2. Tổ chức, động viên phong trào phụ nữ xây dựng nếp sống lành mạnh, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện công tác hậu phương quân đội đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, từ thiện.
3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu của Hội, đặc biệt ở cấp vĩ mô; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ các ngành, các cấp để tham gia nghiên cứu. xây dựng các chính sách, luật pháp liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội.

Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:06 pm

4. Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội. Quan tâm xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hợp lý, chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng có liên quan để cùng giải quyết các vấn đề của phụ nữ, xã hội hoá công tác vận động phụ nữ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ và kiện toàn bộ máy nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội; chú trọng phát triển hội viên và xây dựng lực lượng nòng cốt, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ vào các tổ chức của phụ nữ; góp phần chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ nữ, đảng viên nữ, để cán bộ nữ, đảng viên nữ phát huy được vai trò hạt nhân, phấn đấu cho sự bình đẳng - phát triển của phụ nữ và tổ chức Hội.
5. Tiếp tục tham gia đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức phụ nữ, tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cá nhân trong cộng đồng quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tham gia các hoạt động của Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN, cùng hành động vì mục tiêu "Bình đẳng - Phát triển - Hoà bình" của phụ nữ; từng bước khẳng định vị trí của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đối với phong trào phụ nữ khu vực và trên trường quốc tế.
B - Các chương trình hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
I - Các chương trình trọng tâm
Các chương trình công tác trọng tâm của Hội 1997 - 2002 nhằm cụ thể hoá việc thực hiện mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phong trào phụ nữ 5 năm tới một cách có trọng điểm trên cơ sở lựa chọn những vấn đề ưu tiên vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra của phụ nữ và của tổ chức Hội khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời phù hợp với chức năng và khả năng hoạt động thực tế của các cấp Hội. Các chương trình này là sự kế thừa và phát triển của các chương trình trọng tâm nhiệm kỳ 1992 - 1997 trong điều kiện, hoàn cảnh mới của thời kỳ phát triển mới của đất nước.
1. Chương trình giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ.
Mục tiêu:
Nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực, bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp cho phụ nữ, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nội dung:
- Tác động tăng tỷ lệ nữ ở các cấp học và tỷ lệ nữ được đào tạo sau đại học, đào tạo lại; đồng thời phát động phong trào tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu trong các tầng lớp phụ nữ nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vận động phụ nữ tham gia tích cực vào chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xoá mù chữ. Phấn đấu hoàn thành xoá mù chữ cho 100% cán bộ Hội cơ sở miền núi và phổ cập giáo dục tiểu học cho 100% cán bộ Hội cơ sở miền xuôi, góp phần hoàn thành xoá mù chữ cho phụ nữ độ tuổi 15 - 35, giảm đáng kể số phụ nữ mù chữ ngoài độ tuổi, nhất là ở vùng cao, vùng sâu.
- Tổ chức cho phụ nữ học tập nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ về tiến bộ kho học kỹ thuật, khoa học đời sống, môi trường, về truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS.
- Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức về giới cho các tầng lớp phụ nữ, đồng thời tác động tích cực góp phần làm chuyển biến nhận thức của xã hội về quyền phụ nữ, vai trò của phụ nữ và cán bộ nữtrong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
- Giáo dục phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới. Đặc biệt chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, lối sống lành mạnh; ý thức thực hành tiết kiệm. chống lãng phí; giáo dục truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tinh thần tự lực vượt khó, ý chí vươn lên vì tương lai bản thân, gia đình và tiền đồ đất nước.
Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có khoảng 60 -70% phụ nữ được tiếp nhận các nội dung giáo dục, truyền thông của Hội, các tỉnh miền núi đạt 40% - 50%.
Biện pháp:
- Phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích nhằm nâng tỷ lệ nữ vào học các trường phổ thông, đảm bảo tỷ lệ nữ hợp lý được đào tạo các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học và thực hiện chương trình xoá mù chữ cho phụ nữ. Đề xuất chính sách về đào tạo, đào tạo lại cho phụ nữ đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ, tay nghề hoặc có thêm nghề mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tuyên truyền, vận động các gia đình quan tâm đến việc học tập của trẻ em gái, đặc biệt đối với các gia đình ở vùng nông thôn, miền núi. Tiếp tục duy trì các hình thức hỗ trợ và khuyến khích học sinh nghèo: lớp học tình thương, quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Phối hợp với một số tổ chức xây dựng quỹ hỗ trợ tài năng nữ để khuyến khích phụ nữ trong học tập, nghiên cứu, sáng tạo.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục, phát huy thế mạnh và tiếp tục phát triển các kênh, các loại hình truyền thông thuộc hệ thống Hội các cấp. Đặc biệt chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan văn hoá và thông tin đại chúng của Hội: Bảo tàng phụ nữ, Nhà xuất bản phụ nữ, Báo phụ nữ, nhằm chuyển tải nội dung tuyên truyền giáo dục của Hội đến đông đảo phụ nữ các tầng lớp. Cố gắng tạo điều kiện trích nguồn kinh phí từ quỹ Hội để các chi Hội đều có báo phụ nữ.
Rút kinh nghiệm chọn lọc phát triển một số loại hình sinh hoạt văn hoá quần chúng: hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, thi tìm hiểu, sinh hoạt câu lạc bộ...tạo điều kiện cho đông đảo phụ nữ thuộc nhiều đối tượng khác nhau được tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động văn hoá lành mạnh, có tổ chức.
- Phối hợp với ngành Giáo dục -Đào tạo, Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ xây dựng tài liệu và kế hoạch phối hợp tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ trên một số lĩnh vực cơ bản: giáo dục truyền thống, giáo dục gia đình, giáo dục về giới, đồng thời nghiên cứu xây dựng tiêu chí cụ thể về: "gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tăng số lượng và chất lượng hoạt động truyền thông về đề tài phụ nữ. Hướng dẫn cho phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng cao, vùng sâu biết tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp cận được với thông tin trong nước và thế giới.
- Phối hợp với Trung ương Đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục nữ thanh niên.
- Thành lập Trung tâm Thông tin - Tư liệu và Trung tâm tư vấn pháp luật cho phụ nữ tại Trung ương Hội.
2. Chương trình vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập.
Mục tiêu:
Tác động tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tiềm năng trí tuệ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, lao động sáng tạo, tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực phát triển kinh tế. Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, tàn tật, phụ nữ vùng cao, vùng sâu có nhiều khó khăn, nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống và làm giàu hợp pháp.
Nội dung:
- Vận động phụ nữ hưởng ứng phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất, công tác, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, đời sống.
- Tiếp tục phát triểnmở rộng chương trình tín dụng - tiết kiệm của các cấp Hội một cách bền vững. Tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận bình đẳng tới các nguồn tín dụng, tài chính nhằm giúp cho những phụ nữ nghèo nhất, những phụ nữ bị thiệt thòi có nhu cầu được vay vốn sản xuất kinh doanh; có từ 50 - 60% phụ nữ nghèo được tiếp cận tín dụng.
Củng cố, phát triển nhóm PNTK, đưa tổng số nhóm PNTK lên 150.000 nhóm vào cuối nhiệm kỳ. Mở rộng chi nhánh Quỹ tình thương đến một số tỉnh - thành đại diện cho các vùng miền khác nhau trong cả nước, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đưa tổng số lên 15 chi nhánh.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:07 pm

- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ. ở nông thôn, miền núi quan tâm dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật cho phụ nữ phát triển sản xuất tại hộ gia đình theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) và chế biến nông, lâm, thuỷ sản; khuyến khích, hỗ trợ khôi phục và phát triển một số nghề thủ công truyền thống, phát triển nghề mới phù hợp với phụ nữ và thế mạnh của địa phương nhằm tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu nhập cho phụ nữ tại nhà, tại địa phương.
ở khu vực thành thị, tổ chức dạy một số nghề mới, nghề thủ công nghiệp và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường cho phụ nữ chưa có việc làm. Đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nữ. Đặc biệt quan tâm đến nữ thanh niên chưa có việc làm, nữ công nhân viên chức trong diện giảm biên chế còn tuổi lao động.
Củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống trung tâm dạy nghề, xúc tiến việc làmcủa Hội. Phấn đấu mỗi tỉnh - thành Hội có ít nhất 1 trung tâm hoặc cơ sở dạy nghề.
- Hỗ trợ nữ chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao trình độ về quản lý doanh nghiệp, tiếp thị và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ đứng vững và phát triển.
Biện pháp:
- Liên kết, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công nghiệp và các đoàn thể nhân dân tổ chức hoạt động đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tiến hành tổng kết và nghiên cứu xây dựng định hướng hoạt động cho các trung tâm dạy nghề của Hội đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường lao động. Khai thác các nguồn tài trợ nhằm nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý cho các trung tâm. Tập trung sự giúp đỡ của Trung ương Hội cho các tỉnh miền núi khó khăn chưa có trung tâm dạy nghề thành lập trung tâm.
Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thử nghiệm chương trình tạo việc làm tại nhà cho phụ nữ.
- Tiếp tục mở rộng khai thác vốn tín dụng cho phụ nữ từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế. Kết hợp chặt chẽ với Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Ngân hàng nông nghiệp, thông qua hình thức giới thiệu, tín chấp đảm bảo cung cấp tín dụng đến các đối tượng phụ nữ nghèo nhất, phụ nữ bị thiệt thòi, phụ nữ đơn thân. Coi trọng huy động nguồn vốn tự có trong phụ nữ, đồng thời đẩy mạnh phong trào "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" nhằm tạo thêm nguồn vốn đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất của phụ nữ.
- Chú trọng đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về tín dụng cho cán bộ Hội các cấp. Thường xuyên rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của nhóm PNTK ở các cấp Hội địa phương và trung ương để có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục tổ chức huấn luyện về mô hình nhóm PNTK cho những cơ sở Hội chưa được huấn luyện để giúp cơ sở Hội củng cố và thành lập mới nhóm PNTK đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Duy trì và mở rộng hoạt động huấn luyện về quản lý, tiếp thị và pháp lý doanh nghiệp cho các nhà doanh nghiệp nữ. Tổ chức câu lạc bộ nữ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để các nữ doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.
- Tăng cường hệ thống trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với các tổ chức phụ nữ trong Liên đoàn phụ nữ ASEAN và các tổ chức quốc tế về tín dụng tiết kiệm cho phụ nữ nghèo, về hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập, về nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế.
3. Chương trình chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc.
Mục tiêu:
Góp phần tích cực thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của phụ nữ trẻ em: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 30%, giảm tỷ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh con xuống 0,5 phần nghìn; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhịp độ phát triển dân số xuống dưới 1,8%.
Phát huy vai trò tích cực của phụ nữ xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm, là nơi lưu giữ, truyền thụ và phát triển những giá trị văn hoá, truyền thống đạo đức dân tộc, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình
Nội dung:
- Cung cấp kiến thức cần thiết về sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em biết cách chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình, chủ động thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tham gia tích cực vào các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dưỡng cho trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường...
- Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và các thành viên đối với gia đình; trang bị cho chị em những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về truyền thống văn hoá gia đình Việt Nam, ứng xử trong gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo độ tuổi, giúp chị em có thêm hiểu biết xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần quan trọng bài trừ các hủ tục và phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả từ gia đình. Tác động với Nhà nước có chính sách tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng gia đình cho phụ nữ.
- Đẩy mạnh hoạt động tình nghĩa trong các tầng lớp phụ nữ trên cơ sở phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam để góp phần chăm sóc tốt hơn người có công với nước, gia đình thương binh, liệt sỹ, người tàn tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người gặp hoạn nạn, thiên tai.
Biện pháp:
- Phối hợp với các ngành liên quan: Y tế, Uỷ ban quốc gia dân số, Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ khoa học công nghệ và môi trường… để cam kết hợp đồng trách nhiệm giữa Hội phụ nữ với từng ngành trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ.
- Duy trì và phát triển loại hình tổ phụ nữ không sinh con thứ 3, hình thức tư vấn nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng trong các nhóm đối tượng phụ nữ.
- Phối hợp với ngành Văn hoá - Thông tin, Tư pháp và các đoàn thể khác tuyên truyền rộng rãi về tiêu chuẩn gia đình văn hoá, các chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc của gia đình Việt Nam; tổ chức phổ biến Luật Hôn nhân - Gia đình một cách sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về nghĩa vụ đối với gia đình, ý thức chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình.
Các cấp Hội vận động phụ nữ tích cực tham gia cuộc vận động "Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan", "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", phát động phong trào phụ nữ tham gia phòng chống tệ nạn xã hội như nghiện hút ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan, buôn bán phụ nữ và trẻ em... Tham gia với các ngành chức năng xây dựng và củng cố các tổ chức hoà giải nhân dân tại cộng đồng.
- Đề xuất, kiến nghị với Nhà nước ban hành một số chính sách chăm lo cho sự phát triển của gia đình, đặc biệt quan tâm khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế...
- Quan tâm chỉ đạo va tổ chức tốt hoạt động tình nghĩa trong hệ thống tổ chức Hội và trong các tầng lớp phụ nữ.
4. Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Mục tiêu:
Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội thật sự có năng lực để hướng dẫn, tổ chức các phong trào cách mạng của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mở rộng mặt trận liên hiệp tập hợp được đông đảo các đối tượng phụ nữ vào Hội. Tác động xây dựng đội ngũ cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ.
Nội dung:
- Tiếp tục củng cố và nâng chất lượng hoạt động của bộ máy các cấp Hội đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiện toàn tổ chức cơ sở Hội, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh. Phấn đấu đạt 40-50% cơ sở khá trở lên, giảm số lượng cơ sở yếu kém.
- Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn cán bộ Hội các cấp theo chức danh. Chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nhằm thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp Hội đạt 60 - 70%, riêng các các tỉnh miền núi đạt từ 40% trở lên.
Tập trung đầu tư đào tạo cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Phấn đấu đạt 60% cán bộ Hội chủ chốt cấp cơ sở được đào tạo, đào tạo lại, 90 - 100% cán bộ cơ sở từ tổ phó trở lên được tập huấn về công tác Hội.
Xây dựng được đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Hội.
- Thu hút đông đảo phụ nữ các tầng lớp tham gia vào các hoạt động của Hội, đặc biệt nữ trí thức, nữ văn nghệ sỹ, nữ chủ doanh nghiệp, nữ nhân sỹ yêu nước, nữ thanh niên, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ dân tộc. Chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt của Hội.
Phát triển hội viên đạt khoảng 50 - 60% phụ nữ trong độ tuổi theo quy định của Điều lệ Hội.
- Tác động tích cực nhằm góp phần tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp đạt chỉ tiêu của Nhà nước đề ra và tăng tỷ lệ phát triển đảng viên nữ.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:07 pm

Biện pháp:
- Điều tra cơ bản tình hình bộ máy của từng cấp Hội. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới mà tổ chức bộ máy một cách hợp lý, nâng cao được hiệu quả hoạt động.
Tập trung chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức cơ sở Hội có khả năng chủ động triển khai thực hiện các chủ trương công tác của Hội tại cơ sở theo đúng chức năng, quan tâm củng cố chi hội và tổ phụ nữ. Tập trung nguồn lực cần thiết để củng cố những cơ sở Hội hoạt động yếu hoặc ở địa bàn khó khăn.
Củng cố tổ chức vận động nữ công nhân viên chức để làm tốt việc giáo dục về giới trong nữ CNVC. Chỉ đạo thí điểm việc xây dựng cơ sở Hội trong các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh để rút kinh nghiệm chỉ đạo từng bước việc thực hiện chủ trương này.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ ở từng đơn vị của mỗi cấp Hội, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại theo quy hoạch và yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ dưới nhiều hình thức.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp theo các chuyên đề công tác, các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ.
Củng cố, nâng cấp về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo của hai trường cán bộ phụ nữ Trung ương đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ trong giai đoạn mới. Xây dựng giáo trình chuẩn đưa vào chương trình đào tạocủa các trường Đảng cấp quận - huyện để đào tạo cho công tác cơ sở. Duy trì và mở rộng hình thức lưu giảng của 2 trường cán bộ phụ nữ.
- Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, thu hút, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động Hội. Xây dựng qui chế và tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp nhằm quy tụ và phát huy vai trò, sự đóng góp thiết thực thường xuyên của các uỷ viên Ban chấp hành cơ cấu và cán bộ nữ chủ chốt các cấp, các ngành, các đoàn thể, đặc biệt ở cấp Trung ương và tỉnh - thành, để thực hiện có hiệu quả các chương trình hoạt động của Hội, phấn đấu cho sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ và của tổ chức Hội.
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình tập hợp phụ nữ theo đối tượng, độ tuổi, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, sở thích; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích Điều lệ Hội đến các đối tượng phụ nữ nhằm thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ đến với Hội. Thực hiện việc kết nạp và phát thẻ hội viên. Duy trì sinh hoạt hội viên theo quy định Điều lệ Hội và tăng cường công tác quản lý hội viên.
- Quan tâm thực hiện tốt chính sách cán bộ và chăm lo cho đội ngũ cán bộ Hội về vật chất, tinh thần. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và đề xuất chính sách đối với cán bộ Hội, đặc biệt cán bộ Hội cơ sở.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng quỹ Hội, tìm hướng lâu dài tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động cho Hội. Phấn đấu thu hội phí đạt từ 80% số hội viên trở lên, riêng vùng cao, vùng sâu, vùng xa đạt 60% trở lên.
- Phát hiện, giới thiệu những phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành. Phối hợp với Ban Tổ chức Đảng và Ban Tổ chức chính quyền các cấp xây dựng quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt và xây dựng chính sách đối với cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt quan tâm cán bộ nữ dân tộc ít người và tài năng trẻ là nữ. Tích cực bồi dưỡng giới thiệu cho Đảng những cán bộ Hội và phụ nữ ưu tú để Đảng bồi dưỡng, kết nạp, tạo nguồn cán bộ nữ.
5. Chương trình nghiên cứu và kiểm tra giám sát.
Mục tiêu:
Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của phụ nữ ở cấp vĩ mô để không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội; thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức Hội tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch, luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến phụ nữ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi cơ bản, hợp pháp của phụ nữ; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội.
Nội dung:
- Tập trung củng cố và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu của Hội làm cơ sở xây dựng chiến lược hoạt động của Hội trong giai đoạn tới, đồng thời nâng cao chất lượng công tác tham gia xây dựng kế hoạch, luật pháp, chính sách của Nhà nước.
Nội dung công tác nghiên cứu của Hội cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
+ Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Vai trò của phụ nữ đối với gia đình. Tác động của gia đình đối với người phụ nữ.
+ Nghiên cứu các đối tượng phụ nữ dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường.
+ Nghiên cứu đề xuất và tham gia hoàn thiện hệ thống chính sách đối với lao động nữ, đặc biệt chính sách tạo việc làm, chính sách đào tạo, sử dụng lao động nữ trong các đơn vị kinh tế. Phối hợp với Tổng liên đoàn lao động nghiên cứu đề xuất chính sách bảo hộ lao động nữ và bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ.
+ Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ.
- Tác động thúc đẩy, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, luật pháp, chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền lợi phụ nữ. Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hiện hành đối với lao động nữ trong các khu vực kinh tế, các chính sách xã hội có liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em. Tham gia kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nữ của các cấp, các ngành theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ chính trị và Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong hệ thống tổ chức Hội để thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Hội do Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc thông qua và chủ trương công tác hàng năm do Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội quyết định.
Biện pháp.
- Các cấp Hội, trước hết là cấp Trung ương và Tỉnh - Thành cần rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hiện Quyết định 163/HĐBT, đặc biệt trong việc thực hiện chức năng đại diện tham gia xây dựng luật pháp, chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan trực tiếp tới phụ nữ. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quyết định 163/HĐBT cho phù hợp với tình hình mới.
Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và các ngành hữu quan để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tác động xây dựng luật pháp, chính sách và thực hiện công tác kiểm tra giám sát nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ một cách có hiệu quả; tác động nâng cao nhận thức giới cho các nhà hoạch định chính sách các cấp.
Quan tâm tổ chức và tạo điều kiện để các uỷ viên Ban chấp hành cơ cấu, cán bộ nữ chủ chốt của các Bộ – Ban - Ngành - Đoàn thể phát huy đầy đủ hơn vai trò, tính tích cực, tham gia cùng với Hội thực hiện tốt công tác này.
- Tăng cường chỉ đạo và đâud tư thích đáng cho công tác nghiên cứu về xây dựng chiến lược nghiên cứu, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở Trung ương và tỉnh - thành, tạo nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu.
Phối hợp hoạt động nghiên cứu của Hội với hoạt động nghiên cứu của một số Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và các tổ chức đoàn thể nhằm đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin, kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động thực tiễn của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Củng cố và chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội. Xác định rõ nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát; trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp Hội trong việc thực hiện công tác này.
Các lựa chọn những vấn đề bức thiết nhất đối với quyền phụ nữ và hoạt động của tổ chức Hội mà đặt thành kế hoạch hàng năm cho công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời xác định cơ chế phối hợp với các ngành chức năng, các đoàn thể để kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, luật pháp, chính sách của Nhà nước.
Vận động và tổ chức cho hội viên, phụ nữ tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát ở từng đơn vị, cơ sở.
II. Công tác đối ngoại.
Mục tiêu:
Xuất phát từ phương hướng đối ngoại chung mà Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII đề ra, căn cứ vào Chiến lược phát triển Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 và Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ, từ xu thế chung của phong trào phụ nữ thế giới và kết quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam những năm qua, mục tiêu hoạt động đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong những năm tới là:
Duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ và nhân dân các nước, phát huy tính tích cực thực hiệnnghĩa vụ của phụ nữ Việt Nam đối với phong trào chung của phụ nữ thế giới, tăng cường sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì mục tiêu Bình đẳng - Phát triển và Hoà bình. Trên cơ sở đó tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động của Hội góp phần đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ, tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:08 pm

Nội dung:
Công tác đối ngoại giai đoạn 1997 - 2002 tập trung vào nội dung hoạt động trọng tâm sau:
- Tăng cường công tác nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu tình hình phụ nữ các nước, kinh nghiệm hoạt động, mô hình tổ chức của các tổ chức phụ nữ, các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ; nghiên cứu, vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để tham mưu, đề xuất các hoạt động đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phù hợp với từng thời kỳ.
- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại:
+ Giới thiệu về đất nước, con người, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; giới thiệu những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
+ Giới thiệu về Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và phong trào phụ nữ Việt Nam, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, những gương điển hình của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động.
+ Kịp thời thông tin về các hoạt động của phụ nữ Việt Nam trong phát triển và hoạt động của phụ nữ các nước thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
- Tăng cường khai thác các dự án phát triển trên nhiều lĩnh vực nhằm:
+ Tạo điều kiện nâng cao trình độ, năng lực cho phụ nữ nói chung, đặc biệt là cho cán bộ Hội về chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao nhận thức Giới, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức về quan hệ quốc tế, luật quốc tế, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh đa phương...
+ Hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho phụ nữ nghèo tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
+ Tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm cải thiện điều kiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và nâng cao địa vị của phụ nữ.
+ Tạo cơ hội cho phụ nữ Việt Nam hội nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế góp phần thực hiện Chiến lược hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.
Biện pháp:
+ Tăng cường giao lưu quốc tế qua trao đổi thông tin, kinh nghiệm trao đổi đoan, tham dự các diến đàn Quốc tế, phối hợp với các tổ chức khác triển khai hoạt động về những vấn đề cùng quan tâm.
+ Thường xuyên giới thiệu kinh nghiệm về hoạt động của phụ nữ các nước qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin của Hội nhằm đảm bảo lượng thông tin phong phú, đa dạng, hiệu quả.
+ Đẩy mạnh sự hợp tác nhiều mặt, đa dạng trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, giữ vững độc lập chủ quyền; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của phụ nữ và nhân dân các nước cho các hoạt động của phụ nữ Việt Nam thông qua các dự án phát triển.
+ Phối hợp chặt chẽ trong mặt trận ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng và sự phối hợp, hợp tác giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước; tranh thủ ý kiến tư vấn của các cơ quan Việt Nam tại nước ngoài nhằm tạo sự đồng tình và ủng hộ cho hoạt động của phụ nữ Việt Nam trong phát triển.
+ Xây dựng chiến lược công tác đối ngoại, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu để tham gia chủ động hơn, có đóng góp thực chất trong các diễn đàn quốc tế; đồng thời tập trung chỉ đạo và đầu tư kinh phí thích hợp cho hoạt động đối ngoại của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội: "Đoàn kết, đổi mới, vì sự bình đẳng, phát triển và hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Đại hội tiếp tục định hướng đổi mới của phong trào phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Những mục tiêu phương hướng nhiệm vụ nêu trên nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; để phong trào phụ nữ Việt Nam hội nhập với sự phát triển của phong trào phụ nữ thế giới khi bước sang thế kỷ mới.
Toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước và chị em phụ nữ đang sống ở nước ngoài phát huy truyền thống vẻ vang "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang", tăng cường khối đoàn kết, nêu cao tinh thần vượt khó, ý chí tự lực tự cường, phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng nhiệm vụ của Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII, góp phần tích cực vươn tới mục tiêu "Bình đẳng - Phát triển" cho phụ nữ Việt Nam, vì sự nghiệp chung cao cả của dân tộc "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".

Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:08 pm


QUYẾT NGHỊ
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20/5/1997


1. Thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ VII trình Đại hội. Giao cho Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ VIII căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và những kết luận của Đại hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành.
2. Thông qua mục tiêu của phong trào phụ nữ, phương hướng nhiệm vụ và các chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 1997 - 2002. Giao cho Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ VIII căn cứ vào những ý kiến kết luận của Đại hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành.
3. Thông qua toàn văn dự thảo điều lệ Hội LHPN Việt Nam bổ sung và sửa đổi. Giao cho Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ VIII căn cứ vào ý kiến đóng góp của Đại hội để bổ sung hoàn chỉnh và chính thức ban hành.
4. Giao cho Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ VIII tổ chức thực hiện những chủ trương, phương hướng nhiệm vụ và các chương trình trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam từ năm 1997 - 2002 đã được Đại hội thông qua.
5. Đại hội quyết định phát động phụ nữ cả nước thực hiện phong trào: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia hạnh phúc"; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình".
Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đoàn kết một lòng, vượt mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, góp phầntích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra, phấn đấu vì sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, vì sự bình đẳng và phát triển, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.


[/justify]
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:08 pm


Phát biểu của đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII


Thưa Đoàn chủ tịch,
Thưa các Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thưa các vị Đại biểu
Thưa các vị khách quý,
Trong không khí vui mừng nhân dịp khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, tôi xin gửi đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí đại biểu và các vị khách cùng toàn thể phụ nữ nước ta lời chào mừng nồng nhiệt.
Từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước cũng như trong cuộc sống đời thường. Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước, tình thân ái, đức hy sinh, trí thông minh, tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam. Tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ kính yêu và nhân dân trao tặng phụ nữ nước ta chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó.
Hơn mười năm qua, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, một lần nữa phụ nữ Việt Nam lại tỏ rõ những phẩm chất, năng lực mới trong học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo, đạt được những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước. ở mỗi gia đình, phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc , nuôi dạy con cháu thành người hữu ích cho xã hội.
Sự trưởng thành của phong trào phụ nữ, những thành tích to lớn mà các tầng lớp phụ nữ đã đạt được gắn liền với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và với công tác vận động nhân dân, vận động phụ nữ của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội mà nòng cốt là Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã áp dụng nhiều hình thức, biện pháp phong phú nhằm bồi dưỡng nhận thức cho hàng triệu phụ nữ về những giá trị đạo đức truyền thống, về phẩm chất cần thiết của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, nâng cao trình độ, văn hoá, kiến thức về sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc sức khoẻ, về luật pháp, chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em... Các cấp hội đã vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, dân số, kế hoạch hoá gia đình, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, hạn chế trẻ em bỏ học, làm giảm số trẻ em suy dinh dưỡng, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo và từ thiện.
Các cấp Hội phụ nữ làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng trong việc ban hành, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, đóng góp ý kiến vào việc soạn thảo, bổ sung, sửa đổi luật pháp, chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em; vận động nhân dân và chị em phụ nữ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, luật pháp; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật, các chủ trương, chính sách hiện hành; không ngừng đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động của Hội, củng cố, kiện toàn bộ máy, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ bằng nhiều hình thức.
Với những thành tích ấy, phong trào phụ nữ và Hội phụ nữ đã giành được sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, Chính quyền, Mặt trận, các Đoàn thể cũng như của nhân dân; đã thu hút được sự chú ý, quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, của bạn bè gần xa trên thế giới.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích to lớn của toàn thể phụ nữ nước ta, của phong trào phụ nữ; hoan nghênh những cố gắng, nỗ lực của phụ nữ Việt Nam, sự lãnh đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của các cấp chính quyền, đoàn thể; cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ tích cực của bạn bè quốc tế về vật chất và tinh thần cho phụ nữvà trẻ em Việt Nam.
Thưa các vị đại biểu,
Tôi hoàn toàn nhất trí với phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ, nội dung, phương thức hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 1997 - 2002 như báo cáo của Ban chấp hành TW Hội đã trình bày.. Chăm lo cho phụ nữ và trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, không những chỉ vì bản thân người phụ nữ và sự phát triển của phong trào phụ nữ mà còn vì hạnh phúc, tương lai của cả giống nòi, dân tộc, vì sự phát triển lành mạnh của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Với tinh thần ấy, tôi xin nhấn mạnh thêm một số điểm sau đây.
Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao phẩm chất, năng lực của phụ nữ là nhiệm vụ rất quan trọng. Đảm bảo cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng được học hành, nâng cao kiến thức là một cuộc cách mạng.
Một bộ phận nhân dân ta hiện nay còn mù chữ, trong đó phần đông là phụ nữ.
Trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là phụ nữ; tỷ lệ trẻ em bỏ học còn cao, nhất là các cháu gái. Vì vậy, cùng với việc cần làm đầu tiên là xoá mù chữ, làm cho ai nấy đều biết đọc, biết viết, phải từng bước nâng cao dân trí, cung cấp những kiến thức cơ bản cho nhân dân lao động và cho phụ nữ, giúp mọi người, mọi gia đình, có hiểu biết cần thiết để làm ăn sinh sống tốt hơn. Có nâng cao dân trí thì mới đưa được khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, mới nâng cao được đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân.
Để đạt được sự bình đẳng và phát triển, phụ nữ phải tự khẳng định vị trí, vai trò của mình bằng cách nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, trở ngại, ra sức học tập, trau dồi kiến thức. Phấn đấu nâng cao năng lực "giỏi việc nước đảm việc nhà", vừa góp phần tích cực xây dựng đất nước, vừa lo toan cho cuộc sống gia đình ngày một êm ấm, hạnh phúc và văn minh hơn. Cán bộ Hội phải gương mẫu học tập và tổ chức hướng dẫn mọi người học tập.
Hai là, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, sao cho ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, từng bước nâng cao mức sống cho gia đình và cho bản thân phụ nữ là một mục tiêu lớn trong công tác Hội, cả trước mắt lẫn lâu dài.
Nước ta hiện còn nghèo; số người nghèo đói còn nhiều, trong đó phụ nữ thường là người trực tiếp gánh chịu nhiều nhất hậu quả của tình trạng ấy. để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo vào năm 2000, sau đó nâng dần lên mức đủ ăn và ngày càng khá giả, nhân dân và phụ nữ nước ta phải phấn đấu rất kiên cường, bền bỉ.
Giải quyết tốt việc làm cho mọi thành viên trong xã hội là bảo đảm cuộc sống cho mọi người, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực nảy sinh từ thất nghiệp và túng thiếu. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ không tách rời việc giải quyết các vấn đề đó đối với toàn xã hội; đồng thời cũng cần thấy rằng phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới về cơ hội tìm việc làm. Vì vậy, cần có chủ trương, chính sách, tạo môi trường thuận lợi giúp chị em có việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, thật sự thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và trong xã hội.
Cần mở rộng việc khai thác quản lý các nguồn vốn, đặc biệt coi trọng nguồn vốn tự tạo trong nội bộ phong trào phụ nữ, nguồn vốn tại chỗ để hỗ trợ chị em nghèo khó như Nghị quyết Đại hội phụ nữ lần này đặt ra. Tuyên truyền, động viên, khuyến khích phụ nữ và gia đình họ thực hành tiết kiệm, hết sức hạn chế những chi tiêu xa hoa, lãng phí trong các dịp lễ hội, cưới xin, ma chay, mua sắm... để dồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hội cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các lực lượng xã hội để bám sát nhân dân, đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ địa cách mạng, nơi có nhiều hộ đói nghèo để giúp đỡ bà con một cách kịp thời, thiết thực. Phải có kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể, nơi nào làm trước, nơi nào làm sau và ấn định thời gian để tính toán và hành động cho có hiệu quả.
Để thiết thực góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các hoạt động của Hội cần hướng vào việc động viên các tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia, đặc biệt đối với quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn địa bàn sinh sống của phần đông phụ nữ nước ta. Động viên nữ công nhân, viên chức ra sức học tập, bắt kịp những tiến bộ về khoa học, công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ để đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chú trọng bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nữ trí thức, nữ chuyên gia đem hết tài năng cống hiến cho Tổ quốc. Giúp đỡ chị em chủ doanh nghiệp và kinh tế hộ gia đình phát huy tiềm năng mọi mặt để phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách Nhà nước, khuyến khích kinh doanh và dùng hàng sản xuất trong nước.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:09 pm

Ba là:, nhiệm vụ quan trọng của Hội liên hiệp phụ nữ trước hết là phải làm cho chị em hiểu rõ vai trò làm chủ của mình trong mỗi gia đình, địa phương, cơ sở và trên cả nước. Phụ nữ có khả năng làm chủ và thực sự thể hiện vai trò làm chủ thì mới thực hiện tốt chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, mới tích cực ủng hộ cái tốt, cái hay, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, chống các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và những thói hư tật xấu. Làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục phụ nữ chăm lo giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lai căng, mất gốc, mê tín, dị đoan, phô trương, lãng phí; bảo vệ thuần phong mỹtục, kế thừa và phát huy đức tính của phụ nữ Việt Nam: nhân ái, dịu hiền, đoàn kết, quý trọng tình làng nghĩa xóm, chia ngọt sẻ bùi, hỗ trợ nhau làm ăn sinh sống, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn; nêu gương sáng cho con cháu, cho gia đình và cả xã hội.
Hội phụ nữ cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; cán bộ phụ nữ phải đi sâu, đi sát nhân dân và chị em phụ nữ, quan tâm đến cuộc sống và sự tiến bộ của hội viên, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chị em để đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách, kế hoạch, nhằm thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội, đem lại việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần phụ nữ. Thông qua hoạt động thực tiễn, các cấp Hội cần phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn và giới thiệu những chị em có đức, có tài tham gia các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở; tăng thêm đảng viên nữ, cán bộ nữ cả về số lượng và chất lượng, thật sự thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội.
Các cấp bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, từ Trung ương đến cơ sở phải có nhận thức đúng đắn về vai trò trò to lớn của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng; phối hợp chặt chẽ với Hội liên liệp phụ nữtrong công tác vận động phụ nữ, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, đánh đập, xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của phụ nữ, đặc biệt là nạn buôn bán phụ nữ, hiếp dâm trẻ em, bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vấn đề phụ nữ cần được chú trọng thích đáng khi hoạch định và triển khai các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện cho phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động góp phần vào sự phát triển của đất nước; đồng thời chị em phải được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển ấy tương xứng với cống hiến của mình. Phải coi sự phát triển của phụ nữ và phong tràophụ nữ đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia thì mới cóa thể làm tốt công tác phụ vận, huy động được nguồn nhân lực phong phú của chị em đóng góp vào tiến bộ xã hội và sự phồn vinh của đất nước.
Vừa qua, nhiều cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ nữ; việc đào tạo cán bộ nữ trẻ còn bị động, chắp vá, đạt tỉ lệ thấp; việc phát triển đảng viên nữ, tạo nguồn cán bộ nữ chưa được chú trọng đúng mức. Tỉ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ qua còn thấp, đặc biệt ở cấp cơ sở còn quá thấp. Đó là những vấn đề cần được chú ý khắc phục nhanh chóng trong kỳ bầu cử sắp tới.
Những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước cùng sự phát triển của phong trào phụ nữ đã được nhân dân và phụ nữ các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức thuộc liên hợp quốc ủng hộ và giúp đỡ có hiệu quả. Trong nhiệm kỳ tới,. Hội cần tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường đoàn kết, phối hợp với phụ nữ các nước tích cực thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về phụ nữ vì mục tiêu "Bình đẳng, phát triển và hoà bình".
Thưa các vị đại biểu,
Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần này mở đầu nhiệm kỳ mới có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện những công việc lớn lao mà đất nước trao cho phụ nữ trong thời kỳ mới.
Thế kỷ hai mươi đã ghi nhận biết bao sự tích vinh quang, hào hùng của dân tộc và phụ nữ nước ta. Dưới lá cờ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng phụ nữ, để phụ nữ nước ta dũng cảm và mưu trí cùng với toàn dân đấu tranh giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, dân tộc ta đang cùng cả loài người chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, đang xuất hiện những vận hội và thời cơ mà chúng ta cần tận dụng, đi liền với những thách thức mà chúng ta phải dũng cảm đương đầu, những khó khăn phải ra sức khắc phục để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đảng ta tin tưởng sâu sắc rằng với niềm tự hào về truyền thống anh hùng của ông cha, với lòng tự tin về chính bản thân mình, phụ nữ nước ta sẽ tăng cường đoàn kết, cùng toàn dân hăng hái phấn đấu hoàn thành thắng lợi sự nghiệp trọng đại đó.
Với niềm tin ấy, tôi xin chúc Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII thành công tốt đẹp./.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:10 pm

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 63568601
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 98884139
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 15665737
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 42414964
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 55669486
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 82565327
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 61639824
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 18020573

DIỄN VĂN BẾ MẠC
Do Đồng chí Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam - Trương Mỹ Hoa đọc

Kính thưa:
- Đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
- Đoàn Chủ tịch,
- Các vị đại biểu, khách quý,
- Cùng toàn thể chị em thân mến.

Qua 3 ngày làm việc khẩn trương, tích cực, đầy trách nhiệm, Đại hội đại biểu phụ nữViệt Nam lần thứ VIII đã thành công tốt đẹp.

Thắng lợi quan trọng của Đại hội là sự nhất trí cao và những nội dung cơ bản được Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.

Đại hội khẳng định sự đóng góp to lớn của phong trào phụ nữ đối với công cuộc đổi mới đất nước 5 năm qua. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, thông minh sáng tạo, năng động, các tầng lớp phụ nữ đã lập nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng, xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dạy con tốt.

Trong phong trào chung đó đã xuất hiện nhiều tậo thể xuất sắc, nhiều gương người tốt việc tốt đã được Nhà nước, TW và địa phương khen ngợi.

Đại hội đánh giá cao vai trò các cấp Hội phụ nữ trong thực hiện chức năng tập hợp đoàn kết và tổ chức hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ dấy lên phong trào hành động cách mạng thực hiện các chuơng trình kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ trẻ em, cho các gia đình và không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, đưa tổ chức Hội LHPN Việt Nam có bước trưởng thành vượt bậc để cơ bản đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội phụ nữtoàn quốc lần thứ VII đề ra.

Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười phát biểu tại Đại hội này đã nhấn mạnh: Những thành tích của phong trào phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam luôn gắn liền với đường lối vận động quần chúng của Đảng. Đảng luôn coi trọng việc gắn công tác chăm lo quyền lợi thiết thân về vật chất và tinh thần cho phụ nữ, nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội với việc vận động phụ nữ tham gia tích cực vào quá trình đổi mới đất nước. Nhà nước và các lực lượng xã hội phải tạo mọi điều kiện để phụ nữ biết làm chủ, được làm chủ và có khả năng làm chủ gia đình, làm chủ xã hội, để phụ nữ bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một cách tự tin hơn. Đồng chí Tổng Bí thư còn ân cần dặn, phụ nữ Việt Nam phải đi đầu trong cuộc vận động nhân dân tiết kiệm để tích luỹ vốn sản xuất, nhất là tiết kiệm trong việc tổ chức lễ hội, ma chay, cưới xin. Đặc biệt với vai trò tay hòm chìa khoá, phụ nữ cần vận động nhân dân tiêu dùng hàng nội hoá để khuyến khích sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động. Đồng chí tổng Bí thư đã gởi trọn niềm tin "Trăm sự nhờ vào các chị" đồng chí đã thể hiện rõ ý Đảng lòng dân là một, thật gần gũi với cuộc sống đời thường của mọi người, mọi nhà.

Tại Đại hội, đại diện của các cấp Hội các địa phương đã báo cáo minh hoạ rất sinh động những hoạt động hiệu quả của Hội ta thực hiện 5 chương trình trọng tâm của Hội.

Các đồng chí đại diện Bộ, ngành TW đã phát biểu khẳng định tính tất yếu và sự cần thiết phải phối hợp hành động cùng với Hội LHPN Việt Nam trong các chương trình kinh tế - xã hội theo chức năng của mỗi Bộ, ngành, đoàn thể đồng thời các đại biểu cũng đề ra những định hướng cho các chủ chốt hoạt động liên ngành cũng như những điểm yếu cần khắc phục trong tương lai.

Phát biểu của đại diện các tổ chức phụ nữ các nước tại Đại hội nói lên sự ngưỡng mộ thiêng liêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan điểm đúng đắn về giải phóng phụ nữ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhiều bạn nhắc đến kỷ niệm sâu sắc khi Bác đến thăm nước các bạn.

Các bạn bè quốc tế đều cảm nhận rõ ràng Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tổ chức, tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam có vai trò ngày càng cao trong sự nghiệp cách mạng chung và thực hiện bình đẳng giới. Quang cảnh thủ đô với cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng Đại hội cho các bạn ấn tượng mạnh mẽ rằng chưa có ở đâu mà giữa chính phủ và phi chính phủ như không có ranh giới, mọi người đều quan tâm đến phụ nữ như vậy.

- Đại biểu Hàn Quốc chân tình nói răng "Phụ nữ chúng ta là một nhà, là chị em trong một cộng đồng toàn cầu".

- Bà Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN đại diện phụ nữ Indonesia khẳng định "Đại hội VIII là một diễn đàn vô cùng quan trọng để xem xét và quyết định những vấn đề giới và thực hiện sự phồn vinh của nhân loại". Rằng "Phụ nữ chúng ta không chỉ là động lực mà còn phải là người lập kế hoạch, người xây dựng, người quyết định, người thực hiện, là người bạn đồng hành không thể thiếu của nam giới" .

- Đại biểu ấn Độ xúc động nói rằng"Bác Hồ là người bạn thân thiết của nhân dân và phụ nữ ấn Độ. Việt Nam là vùng đất sángcủa thế giới, các bạn đã chiến thắng oanh liệt trong chiến tranh cứu nước".

- Đại biểu Mỹ sau khi nhắc lại những đau thương mất mát do chính quyền Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam và gương đấu tranh kiên cường của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Mỹ bạn đã chân tình nhắc nhở "Giờ đây các bạn đang tiến theo con đường kinh tế thị trường, chúng tôi xin được lưu ý các bạn hãy thận trọng để tránh được cạm bẫy khi đi theo hướng kinh tế thị trường đòi hỏi".

Và còn biết bao lời ân tình, lời ca ngợi đánh giá cao ảnh hưởng của phong trào phụ nữ Việt Nam đối với hoạt động "Vì phụ nữ trong phát triển" ở khu vực cũng như trong nhiều Tổ chức quốc tế và bày tỏ sự tin cậy, yêu mến, sự cảm thông và chia xẻ những khó khăn mà phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang phải tiếp tục phấn đấu khắc phục. Các bạn đã nói lên sự cam kết hợp tác hữu nghị với phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới vì Hoà Bình vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ trên thế giới và khu vực chúng ta.

Thưa các đồng chí và các bạn,
Thưa chị em thân mến,

Trên cơ sở những đánh giá phong trào phụ nữ Việt Nam năm năm qua, cả những mặt mạnh, mặt yếu, những thời cơ và tồn tại, Đại hội chúng ta xác định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ, nội dung phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 1997 - 2002 là "Đoàn kết - đổi mới - hành động vì bình đẳng, phát triển và Hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" và Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội.

Đại hội cũng đã thông qua sửa đổi Điều lệ quy định tôn chỉ mục đích, tính chất, chức năng nhiệm vụ của Hội định hướng cho sự vận động của phong trào và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong kỷ nguyên công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Đại hội đã sáng suốt lựa chọn chị em có đủ phẩm chất năng lực bầu cử vào Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam gồm 126 Uỷ viên thể hiện tính kế thừa liên tục, tính đổi mới, đoàn kết và liên hiệp rộng rãi cùng nhau gánh vác trọng trách mà Đảng, Nhà nước và các tầng lớp phụ nữ tin cậy giao phó.

Ban chấp hành mới đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 19 chị, bầu Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch để trực tiếp điều hành công việc thay Ban chấp hành giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành. Ban chấp hành khoá VIII cũng xác định trách nhiệm sẽ đoàn kết thống nhất - toàn tâm, toàn ý lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đề ra.

Điều đó cũng phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Hội, những người chị lớn của phong trào phụ nữ cả nước. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thập, người phụ nữ đầu tiên được tặng Huân chương Sao Vàng, cụ Lê Thị Xuyến, Chủ tịch đầu tiên của Hội LHPN Việt Nam; Nữ tướng Nguyễn Thị Định, người lãnh đạo xuất sắc trong phong trào phụ nữ Việt Nam và chị Đặng Thị Hiên, nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Thái Bình. Các chị đã ra đi nhưng tấm gương cao cả của các chị vẫn còn ở lại trong tim mỗi người phụ nữ Việt Nam chúng ta.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:10 pm

Thưa Đại hội!

Đại hội cũng đánh giá cao những đóng góp của tất cả các thành viên Ban chấp hành khoá VII trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ nhiệm kỳ qua. Do những yêu cầu cụ thể khác nhau mà một số chị đã không tái cử ở nhiệm kỳ này, nhưng những cống hiến đã qua, những kinh nghiệm mà các chị trao lại sẽ được Ban chấp hành mới chân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát triển.

Thay mặt cho phụ nữ cả nước, thay mặt Ban chấp hành TW Hội khoá VIII, Đại hội kính chúc các chị luôn vui khoẻ, hạnh phúc và dù ở bất kỳ cương vị nào hay trong cuộc sống, các chị vẫn là tấm gương kiên trì đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng và phát triển của phụ nữ.

Thưa các vị đại biểu!
Thưa chị em thân mến!

Những kết quả to lớn mà Đại hội đạt được là bắt nguồn từ sự định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, định hướng của Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 mà Chính phủ đã long trọng công bố tại Hội nghị thế giới về phụ nữ tại Bắc Kinh. Văn kiện Đại hội đãđược hàng triệu cán bộ, hội viên, các ngành, các cấp đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình Đại hội phụ nữ các cấp để tiến tới Đại hội toàn quốc hôm nay. Đặc biệt quan trọng là sự tập trung trí tuệ của tất cả các vị đại biểu, các đồng chí lãnh đạo, các vị khách quý tại Đại hội này. Có thể nói Đại hội VIII của chúng ta là một diễn đàn vô cùng quan trọng, quy tụ các lực lượng xã hội, tạo thành sức mạnh chung, tiếng nói chung để xem xét và quyết định những vấn đề chiến lược hướng về mục tiêu "hành động vì bình đẳng phát triển và hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" của phụ nữ Việt Nam, vì sự phồn vinh của nhân loại, một Đại hội mang tính lịch sử giao ca giữa 2 thế kỷ.
Trong niềm vui lớn hôm nay, thay mặt Đoàn Chủ tịch, thay mặt Ban tổ chức Đại hội, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư Đỗ Mười; cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao trong quá trình chuẩn bị cho tới diễn tiến Đại hội. Thay mặt phụ nữ cả nước, chúng ta nguyện suốt đời đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã định ra, nguyện xứng đáng với lời khen của Bác "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ".

Thưa các vị đại biểu,
Thưa chị em thân mến.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch và Ban tổ chức Đại hội, tôi xin chân thành cảm ơn các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Xin cảm ơn Mặt trận Tổ quốc, các Bộ, ban ngành, đoàn thể đã hết lòng ủng hộ về vật chất và tinh thần trong quá trình chuẩn bị Đại hội, đã đến dự và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Đại hội.

Xin chân thành cảm ơn các vị khách Quốc tế đã đến dự và dành cho Đại hội, cho phụ nữ Việt Nam những tình cảm đẹp đẽ và sự ủng hộ chí tình. Chúc tình đoàn kết hữu nghị giữa phụ nữ Việt Nam và tất cả các bạn ngày càng bền chặt trong sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau có hiệu quả vì bình đẳng, phát triển và hoà bình cho phụ nữ Việt Nam và nhân loại.

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan văn hoá nghệ thuật, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và Hà Nội đã tuyên truyền đa dạng, kịp thời và có hiệu quả góp phần to lớn cho sự thành công của Đại hội.

Xin chân thành cảm ơn Ban phụ trách Hội trường Ba Đình, các đơn vị quân đội với tình quân dân cá nước đã quyết tâm cao để Đại hội khai mạc đúng dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Xin cảm ơn các đồng chí phiên dịch, các đồng chí phụ trách, anh chị em phục vụ các nhà khách, các chuyên viên, cán bộ, lái xe, nhân viên phục vụ đã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại hội tiến hành có kết quả.

Thưa các vị Đại biểu,
Thưa các vị khách quý,

Đất nước ta đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trên con đường công nghiệp hoá -hiện đại hoá đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi thành viên, mọi tổ chức trong xã hội trong đó có Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh là khẩu hiệu hành động chung cho toàn Đảng toàn quân, toàn dân. Thực hiện tốt mục tiêu này cũng có nghĩa là đã thực hiện chiến lược hành động vì hoà bình, bình đẳng và phát triển của phụ nữ, đưa phụ nữ Việt Nam hội nhập với trào lưu chung của phụ nữ trong khu vực và toàn cầu.

Kết quả của Đại hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phong trào phụ nữ. Điều quan trọng tiếp theo là phải đưa nội dung của Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả.

Từ Đại hội này, thay mặt Ban chấp hành, tôi xin phát động đợt thi đua rộng khắp trong các tầng lớp phụ nữ cả nước với nội dung chính là:

1. Tiếp tục duy trì và giữ vững những thành quả đạt được của các phong trào và các chuơng trình trọng tâm trong nhiệm kỳ VII.

2. Tích cực tổ chức thực hiện các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra. Phát động mạnh mẽ 2 phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình " và phong trào "Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc."

3. Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, tích cực tuyên truyền giáo dục chị em phụ nữ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện lối sống lành mạnh, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm.

Trước mắt, chị em cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Tuyên truyền kết quả Đại hộivà triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII đến đông đảo phụ nữ các giới khắp mọi miền đất nước, xây dựng chương trình hành động thiết thực cụ thể, sớm đưa Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống.

2. Tham gia có hiệu quả cuộc bầu cử Quốc hội khoá X, phấn đấu đạt chỉ tiêu 25% đại biểu Quốc hội là nữ.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên và chị em phụ nữ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang."

Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, chúng ta quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữtoàn quốc lần thứ VIII một cách năng động, sáng tạo trong tinh thần đoàn kết, đổi mới, vì sự bình đẳng, phát triển và hoà bình, vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp và hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, Nghị quyết Đại hội sẽ nhanh chóng được quán triệt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, làm chuyển biến tư tưởng và đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng của phụ nữ cả nước góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện những nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của các tầng lớp phụ nữ.

Ban chấp hành mới chúng tôi cam kết sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực và trau dồi phẩm chất, tận tuỵ nhiệt tình theo hướng tiến bộ và phát triển để đủ sức đảm đương trọng trách của mình, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của quần chúng phụ nữ, đồng thời sẵn sàng đáp ứng mọi thử thách của kỷ nguyên toàn cầu hoá.

Đại hội chúng ta đã thành công rực rỡ, là đỉnh cao của sự tập hợp lực lượng các thế hệ phụ nữ Việt Nam và bạn bè thế giới, đỉnh cao trí tuệ của chiến lược và chiến thuật phối kết hợp các mối quan tâm của mọi ngành, mọi cấp, mọi người để thực hiện mục tiêu bình đẳng và phát triển toàn diện người phụ nữ. Những giờ phút nồng thắm bên nhau cùng chia sẻ niềm tin, quyết tâm, những kinh nghiệm, kiến thức và tình cảm keo sơn trong quá trình đấu tranh bình đẳng giới của thời kỳ mới cũng kết thúc. Trong giờ phút thiêng liêng và trang trọng này, xin lưu luyến tạm biệt nhau nơi đây, kẻ ở người đi, dù đi vạn nẻo đường đất nước, cũng như vạn nẻo đường rộng lớn của Thế giới nhưng chúng ta nhất định sẽ còn gặp nhau nhiều hơn nữa, bởi vì còn biết bao công việc vì phụ nữ, vì công bằng xã hội đang chờ chúng ta ở phía trước.

Xin nhắc lời Tổng Bí thư Đỗ Mười trong buổi tiếp các đoàn khách quốc tế tối qua: Nhân dân Việt Nam ghi ơn, ghi ơn và ghi ơn nhân dân thế giới. Phụ nữ thế giới hãy đoàn kết cùng nhau giữ gìn hoà bình và hợp tác thực hiện Chiến lược toàn cầu vì sự nghiệp tương lai của phụ nữ.

Xin thay mặt Đại hội, chúc các bạn quốc tế gặp nhiều may mắn và thành đạt.

Chúc các vị đại biểu, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các chị cách mạng lão thành và toàn thể Đại hội nhiều sức khoẻ - hạnh phúc.

Với thành quả của nhiệm kỳ qua, Đại hội chúng ta tin rằng: phụ nữ cả nước sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách xây đắp nên những thành tựu mới trên con đường bình đẳng và phát triển, phát triển để bình đẳng. Trên tinh thần đó tôi xin trân trọng tuyên bố bế mạc Đại hội đại biểu phụ nữViệt Nam lần thứ VIII.
Chúc sức khoẻ và cảm ơn các vị Đại biểu.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:11 pm

Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX

Diễn ra tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội từ ngày 22 - 23/2/2002 với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, bình đẳng, năng động, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
* Thông tin tóm tắt
Đại hội có gần 1.200 đại biểu tham dự (trong đó có 900 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 11 triệu hội viên; có 19 đoàn với gần 100 đại biểu phụ nữ quốc tế các nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban Vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN...)
Đại hội vinh dự đón các đồng chí: Tổng Bí thư BCH TW Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đến dự. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát biểu và trao tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ “Phụ nữ Việt Nam Năng động - Sáng tạo - Trung hậu - Đảm đang”.
Với tinh thần “Đoàn kết - Bình đẳng -Năng động - Sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định những thành tích đạt được của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 1997 - 2001 và kêu gọi phụ nữ cả nước tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 chương trình trọng tâm: Chương trình Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Chương trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Chương trìnhxây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Chương trình tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ; Chương trình hoạt động đốingoại nhân dân.
Đại hội quyết định bầu Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khoá IX gồm 132 ủy viên. Ban chấp hành bầu Đoàn chủ tịch gồm 23 ủy viên.
Bà Hà Thị Khiết được bầu lại làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; các bà: Lê Thị Thu, Trương Thị Khuê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương Minh, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thị Kim Liên được bầu là Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Tháng 8/2002 bà Lê Thị Thu được Quốc hội bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em.
Tháng 7/2004, bà Nguyễn Thị Kim Thúy được bầu là Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.


Diễn văn khai mạc

Do đ/c Hà Thị Khiết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá VIII đọc tại phiên khai mạc sáng ngày 22/02/2002.
Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
Kính thưa các quý vị đại biểu,
Kính thưa các vị khách quý Quốc tế,
Thưa các bạn và toàn thể chị em thân mến !
Hôm nay, trong không khí tưng bừng của cả nước mừng Đảng 72 Mùa Xuân, mừng Xuân Nhâm Ngọ, mừng đất nước đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX được tiến hành trọng thể tại Hội trường Ba Đình lịch sử.
Trong giờ phút trang trọng này, Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá VIII, xin chân thành gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các quý vị đại biểu, các vị khách quốc tế, toàn thể chị em và nhân dân trên khắp mọi miền đất nước lời chúc mừng năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và an khang thịnh vượng.

Kính thưa Đại hội,
Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ, tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Các thế hệ phụ nữ nước ta với sức mạnh đoàn kết, trí thông minh, kiên cường, truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang đã góp phần xứng đáng làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần này được tiến hành vào đầu thiên niên kỷ mới, sau Đại hội IX của Đảng gần một năm, có ý nghĩa rất quan trọng. Đại hội sẽ quyết định những vấn đề có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Hôm nay, dù đang bộn bề công việc của những ngày đầu năm mới, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn dành thời gian quý báu đến dự với Đại hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với sự tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phụ nữ, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, là sự động viên, cổ vũ to lớn cho sự thành công của Đại hội.
Thay mặt phụ nữ cả nước, Đại hội xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và xin hứa với Đảng, Nhà nước, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, phụ nữ Việt Nam vẫn một lòng kiên trung gắn bó với Đảng, là lực lượng hùng hậu phấn đấu cho lý tưởng của Đảng và tích cực góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đại hội rất vinh dự và xúc động được đón các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện cho hơn 4 vạn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước đến dự Đại hội này. Xin kính chúc các Mẹ sống vui, sống khỏe, luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Chúng con xin nguyện mãi mãi giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của các Mẹ, để dân tộc ta được trường tồn, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi xin gửi tới 900 đại biểu, những cán bộ, hội viên và phụ nữ ưu tú xuất sắc của phong trào phụ nữ, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu phụ nữ cả nước hội tụ về đây tiến hành Đại hội, những tình cảm thân thương, quý trọng và lời chào mừng nồng nhiệt nhất.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu Quốc tế từ khắp các châu lục đến với chúng ta. Đại hội xin chào mừng các vị khách Quốc tế đại diện cho ngoại giao đoàn, các tổ chức, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc tại Hà Nội đã đến dự Đại hội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã đem đến cho Đại hội tình đoàn kết, hữu nghị, sự ủng hộ tích cực cho quá trình hội nhập, phát triển của Việt Nam, đặc biệt cho sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Đại hội xin bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể bạn, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến dự Đại hội với những tình cảm sâu sắc và sự ủng hộ giúp đỡ tận tình đối với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và phong trào phụ nữ cả nước trong suốt thời gian qua. Đại hội xin chân thành cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng các đồng chí.

Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:11 pm

Kính thưa Đại hội,
Niềm vinh dự, tự hào, niềm tin tưởng và tình cảm yêu thương, kính trọngcủa riêng giới nữ xin được gửi tới các chị tham gia giữ các cương vị lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp. Sự có mặt của các chị trong Đại hội này vừa là nhân chứng, vừa là chủ thể, đồng thời là tấm gương phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vì sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Đại hội xin gửi tới các chị lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã qua 8 kỳ Đại hội, hôm nay, tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá VIII xin bày tỏ sự biết ơn và mãi mãi trân trọng sự đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tận tâm, tận lực vun đắp cho phong trào và sự phát triển của tổ chức Hội. Xin gửi tới các chị niềm tự hào, sự trân trọng và tình cảm yêu thương chân tình nhất.
Đoàn Chủ tịch Đại hội xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn sự có mặt của tất cả các quý khách, các bạn và toàn thể đại biểu đã đến dự với Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX.
Trong niềm vui lớn hôm nay, Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ tới Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam - vị lãnh tụ vĩ đại, người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ với tư tưởng cơ bản là giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt hơn 70 năm qua, quan điểm và tư tưởng của Bác Hồ về giải phóng phụ nữ, về nam nữ bình đẳng ngày càng trở thành hiện thực trên đất nước ta, vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định, sự tham gia vào các cấp lãnh đạo, ra quyết định và quản lý có nhiều tiến bộ. Trong Đại hội này, thay mặt phụ nữ cả nước, chúng ta xin hứa với Bác: Phụ nữ Việt Nam, dòng dõi của Bà Trưng, Bà Triệu, sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong kháng chiến giành độc lập dân tộc và phẩm chất “trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ Đổi mới, quyết tâm thực hiện tốt lời dặn của Bác trước lúc đi xa là “Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên”.
Đại hội chúng ta dành phút mặc niệm tưởng nhớ tới các cán bộ, hội viên, phụ nữ, các chiến sĩ và những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tưởng nhớ tới các vị lãnh đạo chủ chốt của Hội: đồng chí Nguyễn Thị Thập - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Định - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; đồng chí Lê Thị Xuyến - Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các chị nguyên là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các khoá trước đây đã từ trần.

Kính thưa Đại hội,
Thế kỷ XX đã qua, với phụ nữ Việt Nam là một thế kỷ oanh liệt và hào hùng, thế kỷ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phụ nữ trên mọi phương diện gia đình, xã hội, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, phụ nữ Việt Nam phấn khởi, tự tin cùng dân tộc bước vào thiên niên kỷ mới, thế kỷ mới, với những thời cơ, vận hội mới nhưng cũng đầy những thách thức, khó khăn của thời kỳ đầy biến động như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhận định. Vì vậy, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX được tiến hành vào thời điểm này càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Đại hội vừa có trách nhiệm nhìn nhận, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của thế kỷ XX, vừa phải chuẩn bị cho mình một hành trang thích ứng trong thế kỷ XXI. Trên cơ sở sự thành công tốt đẹp của Đại hội các cấp ở địa phương trong năm 2001, chúng ta sẽ có thêm những thực tiễn và kinh nghiệm tốt hơn để tập trung trí tuệ, với tinh thần trách nhiệm cao trước phụ nữ cả nước, mà đánh giá đúng mức phong trào phụ nữ Việt Nam và hoạt động của các cấp Hội trong nhiệm kỳ qua; khẳng định rõ thành tích, những việc đã làm được và chưa làm được. Từ đó chỉ ra những tồn tại, yếu kém, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là những nguyên nhân chủ quan của Hội, rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm những giải pháp tốt nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và các chương trình hoạt động trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, Đại hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ và sự đòi hỏi của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đại hội còn có nhiệm vụ rất quan trọng là bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá IX gồm những chị em có đủ đức - tài, có tâm huyết và tự nguyện công tác Hội, tiêu biểu cho phụ nữ cả nước, thể hiện tính liên hiệp rộng rãi và phản ánh được ý chí, nguyện vọng của phụ nữ Việt Nam cùng gánh vác công việc của giang sơn đất nước, để dân tộc và Tổ quốc trường tồn, chủ nghĩa xã hội thành công.

Kính thưa Đại hội,
Toàn bộ Văn kiện trình ra Đại hội lần này đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ và công phu trên cơ sở ý kiến đóng góp của hàng triệu cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ và Đại hội phụ nữ các cấp. Đặc biệt có sự góp ý kiến của các cấp uỷ Đảng, các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đại hội xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu, đầy tâm huyết và trách nhiệm đối với phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX là Đại hội của “Đoàn kết - Bình đẳng - Năng động - Sáng tạo, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, thể hiện quyết tâm to lớn của phụ nữ cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” vì “bình đẳng, phát triển và hoà bình” cho phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Với niềm tin tưởng và quyết tâm đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX.
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:12 pm

Báo cáo chính trị và phương hướng nhiệm vụ
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá VIII tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX.

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX tiến hành vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng. Dân tộc ta đã đi qua thế kỷ XX, một thế kỷ đấu tranh anh dũng giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự đóng góp xứng đáng của các thế hệ, các tầng lớp phụ nữ. Đất nước ta bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI với những thành tựu to lớn của 15 năm đổi mới, với sự kiện chính trị trọng đại là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đại hội đã quyết định đường lối, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phong trào phụ nữ Việt Nam bước vào những năm đầu của thế kỷ mới còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng có nhiều thuận lợi rất cơ bản. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá. Văn hoá - xã hội có những tiến bộ. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. Đường lối đại đoàn kết toàn dân, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội ngày càng được phát huy. Chính phủ có Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phong trào phụ nữ quốc tế có những bước phát triển mới. Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình tiếp tục là mục tiêu hành động mang tính toàn cầu. Đó là những yếu tố tác động tích cực tới sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, thúc đẩy phong trào phụ nữ Việt Nam phát triển.

Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX có nhiệm vụ quan trọng là: đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, quyết định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ, chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007 nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thực hiện bình đẳng nam - nữ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phần thứ nhất
Đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 1997 - 2002
Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước, dũng cảm, đảm đang của phụ nữ Việt Nam đã sớm hình thành và ngày càng phát triển. Đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, trong từng giai đoạn cách mạng, với vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã đoàn kết, thống nhất hành động, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức, hướng dẫn và vận động phụ nữ tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phụ nữ Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp và năng lực sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vươn lên đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới.
Năm năm qua, các tầng lớp phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đoàn kết phấn đấu thực hiện mục tiêu do Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII đề ra, đạt được những thành tựu quan trọng.
1. Các tầng lớp phụ nữ, với vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam, đã tham gia tích cực, có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng an ninh của đất nước.
Trong lĩnh vực kinh tế
Chiếm 65% lực lượng lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, phụ nữ đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu phát triển nông- lâm- ngư nghiệp của nước ta
Hưởng ứng các nội dung thi đua “lao động sáng tạo”, “tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ", đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã tích cực nghiên cứu thí nghiệm lai tạo giống mới và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế cao. Phụ nữ nông dân, những người giữ vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ chế biến... đã tích cực tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư do Hội Phụ nữ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các mô hình câu lạc bộ, hội thi “Phụ nữ với khuyến nông”, “Câu lạc bộ IPM”, “Câu lạc bộ nuôi trồng thuỷ sản”... được các cấp Hội tổ chức rộng rãi, đã khuyến khích, thu hút hàng triệu nữ nông dân tham gia, có tác dụng thiết thực giúp chị em tạo ra sản phẩm cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, đa dạng ngành nghề, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể khảng định rằng: trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phụ nữ Việt Nam vốn đã có vai trò to lớn từ bao đời, ngày nay càng chứng tỏ khả năng đóng góp hiệu quả vào thành tựu phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Chị em đã nỗ lực vượt bậc trong phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả lũ lụt, vươn lên xoá đói giảm nghèo, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Trong sản xuất công nghiệp, vượt lên những khó khăn, thách thức của của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nữ công nhân viên chức và lao động vừa nỗ lực sản xuất, vừa tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới và cơ chế mới. Trong điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, nhiều chị em đã đảm đang tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, đồng thời thi đua bảo đảm ngày công, sản xuất giỏi, tích cực nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, tăng năng suất và chất lượng, góp phần tạo ra các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và tăng cường xuất khẩu. Đặc biệt, trong một số ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như dệt may, da giày, chế biến thuỷ - hải sản, phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng.
Chiếm đại đa số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, với đức tính cần cù, tỉ mỉ và bàn tay khéo léo vốn có, chị em đã góp phần khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, năng động tìm kiếm thị trường, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, tinh xảo, đem lại doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng và đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.
Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch... có xu hướng phát triển mạnh đã thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo lực lượng lao động nữ với tỉ lệ chung trên 50%. Cùng với việc góp phần mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chị em đã và đang không ngừng thi đua học tập, lao động sáng tạo để bắt nhịp với yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, phấn đấu cải tiến cung cấp các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân nói chung, giảm bớt gánh nặng nội trợ cho phụ nữ nói riêng và đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đội ngũ cán bộ nữ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, đã hình thành và phát triển lực lượng nữ chủ doanh nghiệp. Chị em đã năng động, bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đổi mới thiết bị và công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lượng, có vị trí trên thị trường. Nhiều chị đãthể hiện rõ khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động trên cương vị quản lý như các nữ giám đốc Nhà máy kẹo Hải Hà, Công ty Du lịch Hoà Bình, Công ty tàu biển Miền Nam, Công ty dệt Phong Phú, Công ty giày Thượng Đình ...


Được sửa bởi Admin ngày Sun Apr 12, 2009 3:19 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:12 pm

Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ không chỉ mang lại giá trị sản phẩm hàng hoá, hiệu quả kinh tế cho đất nước, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Cũng từ đó, đội ngũ nữ cán bộ khoa học kỹ thuật và nữ công nhân lao động đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế hộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã kiên trì chủ trương huy động nội lực trong các tầng lớp phụ nữ để phát triển kinh tế gia đình. Hàng triệu phụ nữ đã được giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hoá và phát triển doanh nghiệp. Hội đã có một số hoạt động bước đầu nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ như đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, tư vấn phát triển doanh nghiệp vi mô và một số vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Một trong những thành tựu nổi bật của đất nước 15 năm đổi mới được bạn bè quốc tế đánh giá cao là xoá đói giảm nghèo. Đóng góp vào thành tựu đó có sự tham gia tích cực, bền bỉ, sáng tạo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tầng lớp phụ nữ. Từ các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, đến chương trình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, Hội đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, tạo nên một phong trào rộng lớn trong các tầng lớp phụ nữ tự nguyện giúp nhau giống, vốn, ngày công và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Với phương châm phát huy nội lực và đảm bảo tính bền vững, các cấp Hội đã sáng tạo nhiều hình thức giúp nhau thoát khỏi nghèo đói rất đa dạng, hiệu quả và mang đậm nét riêng của phụ nữ. Tiêu biểu là mô hình “Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm” và mô hình Quỹ Tình thương.
Tác động tích cực, đạt kết quả rõ nét nhất trong công tác xoá đói giảm nghèo của các cấp Hội là hoạt động khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo với cách thức vay - trả linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người nghèo, gắn với các mô hình hoạt động lồng ghép. Nhờ đó, doanh số vốn vay và số lượt phụ nữ nghèo được vay vốn không ngừng tăng lên hàng năm. Tính trung bình mỗi năm, tổng doanh số vốn từ các nguồn cho phụ nữ vay qua kênh Hội Phụ nữ đạt trên 1.900 tỷ đồng. Trên 2 triệu lượt phụ nữ, trong đó 62% là phụ nữ nghèo được Hội giúp vay vốn, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn đã căn bản thoát đói, giảm nghèo, hoàn trả được vốn bằng chính sức lao động và thu nhập chính đáng của mình.
Từ thực tế sinh động của phong trào xoá đói giảm nghèo đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ có tấm lòng vàng giúp chị em nghèo hàng chục triệu đồng, những gương cán bộ nữ, cán bộ Hội tận tụy với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ vươn lên thoát khỏi đói nghèo từ chính thành quả lao động của bản thân và gia đình, trở thành tấm gương về tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tinh thần tương thân tương ái. Tiêu biểu là chị Hoàng Thị Mái, dân tộc H'Mông, người phụ nữ châu á đầu tiên được giải thưởng của Liên hiệp quốc về xoá đói giảm nghèo.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ, chú trọng tạo việc làm tại chỗ, tăng thời gian lao động có thu nhập, nhất là đối với khu vực nông thôn. Thông qua việc tham gia quản lý nguồn vốn thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ việc làm, các cấp Hội đã tổ chức cho phụ nữ vay theo hướng chuyển dần đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển dịch vụ và doanh nghiệp hộ gia đình nhằm thu hút và tạo thêm việc làm có thu nhập cho lao động nữ. Đến nay, 45 tỉnh - thành Hội đã có trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm hoạt động theo hướng đào tạo nghề ngắn hạn và giới thiệu việc làm cho phụ nữ.
Năm năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo vươn lên của các tầng lớp phụ nữ trong tất cả các thành phần kinh tế; với sự nhạy bén, năng động, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và tổ chức hoạt động thực tiễn có hiệu quả của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đời sống, việc làm của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo đã được cải thiện một bước, tiềm năng của phụ nữ Việt nam đã được huy động và đóng góp xứng đáng vào thành tựu phát triển nền kinh tế của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng.
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội
Những năm qua, kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội của đất nước. Các tầng lớp phụ nữ đã chủ động tham gia, có nhiều đóng góp đưa văn hoá - xã hội của đất nước phát triển lên một bước.
Lực lượng phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội có tỷ lệ khá cao: Ytế: 59,2%, Giáo dục - Đào tạo: 70,1%, Văn hoá, Thể dục-Thể thao: 34,7%. Chị em đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung về phát triển văn hoá - xã hội của đất nước. Trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản, nhiều phụ nữ tận tâm với nghề nghiệp, đã đem tài năng, trí tuệ của mình phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Đến nay đã có hàng ngàn phụ nữ được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý: Nhà giáo, Thày thuốc, Nghệ sĩ Nhân dân và Ưu tú.
Để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, đông đảo phụ nữ thuộc các thành phần, lứa tuổi, vùng miền đã nỗ lực phấn đấu học tập dưới nhiều hình thức. Trong những năm gần đây trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của đại bộ phận phụ nữ thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đã được nâng lên đáng kể. Đến năm 2000, ở các cấp học, tỷ lệ nữ học sinh, sinh viên gần cân bằng với nam. Cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 47%, phổ thông trung học 46,7%, cao đẳng 49% và đại học 43,7%. Phụ nữ có trình độ trên đại học đạt tỷ lệ 24,5%.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức chính trị - văn hoá - xã hội, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Các cấp Hội đã tập trung xây dựng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên; đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chiến dịch truyền thông và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn. Trung ương Hội, các tỉnh-thành Hội coi trọng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả tuyên truyền giáo dục của sách, báo, tạp chí, tài liệu truyền thông, trưng bày triển lãm về phụ nữ. Từ những hoạt động đó, hàng chục triệu phụ nữ đã được tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức về luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ - trẻ em, kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Các cấp Hội, Nữ công đã tích cực phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức lớp học tình thương; xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó; vận động, giúp đỡ trẻ em bỏ học trở lại trường... Đối với phụ nữ vùng sâu, vùng cao còn mù chữ, Hội đã tổ chức, vận động chị em tham gia lớp học xoá mù chữ và giáo dục sau xoá mù chữ, kết hợp với hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ ... Bằng những việc làm thiết thực, phụ nữ đã góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ ở 100% các tỉnh, thành phố.
Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình theo tiêu chí “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ở cơ sở, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư. Các cấp Hội và Nữ công đã phối hợp cùng các ngành chức năng vận động, hướng dẫn phụ nữ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV-AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Nhiều mô hình truyền thông hiệu quả như câu lạc bộ, hội thi, hội nghị biểu dương... có tác động tích cực trong việc xây dựng gia đình đã thu hút đông đảo các đối tượng phụ nữ và cả nam giới tham gia. Thành tựu giảm tỷ lệ phát triển dân số còn 1,4%, trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 33,8%, các bệnh bại liệt, thiếu vitamin A, bệnh uốn ván sơ sinh cơ bản được thanh toán vào năm 2000, hơn 7,8 triệu hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá”, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ Nữ công và chị em phụ nữ khắp mọi miền đất nước.
Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục phát triển mạnh trong các tầng lớp phụ nữ, được các cấp Hội luôn quan tâm và có nhiều việc làm thiết thực. Các cấp Hội đã vận động phụ nữ cả nước tham gia phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ cô đơn, chăm sóc đỡ đầu con liệt sĩ, chăm sóc thương binh nặng tại nhà, hỗ trợ gia đình chính sách phát triển kinh tế gia đình; tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ 17.943 sổ tiết kiệm trị giá 9.035 triệu đồng; ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa 20.437 triệu đồng. Những việc làm tình nghĩa đó thể hiện lòng biết ơn của phụ nữ cả nước đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã hy sinh cho Tổ quốc.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:12 pm

Nền thểdục - thể thao nước nhà có bước phát triển mới trong khu vực và thế giới. Chúng ta tự hào vì trong sự phát triển đó, có đóng góp xứng đáng của đội ngũ các nữ vận động viên xuất sắc. Đến nay đã có 188 huy chương các loại tại các giải thi đấu quốc tế thuộc về nữ vận động viên Việt Nam (chiếm trên 60% tổng số huy chương của Việt Nam giành được trong các giải thi đấu quốc tế). Nổi bật là gương mặt các nữ vận động viên tiêu biểu: Nguyễn Thuý Hiền, Trần Hiếu Ngân, Trần Nguyên Thái... và các nữ cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tại Seagames 21.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và môi trường
Trên các lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ, phụ nữ chiếm 40,7%.
Năm năm qua, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Trong tất cả các lĩnh vực, tỉ lệ nữ đã tăng lên: khoa học tự nhiên 36,64%, khoa học nông, lâm, thuỷ sản 43,42%, khoa học kỹ thuật 33%, khoa học xã hội và nhân văn 38,27%. Tỷ lệ nữ có học hàm giáo sư tăng từ 3,5% lên 4,3%, phó giáo sư tăng từ 5,9% lên 7,0%, tiến sĩ khoa học và tiến sĩ tăng từ 12,1% lên 14,9%. Trong các cơ sở nghiên cứu có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ, 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học đã làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đồng, góp phần làm thay đổi công nghệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, sử dụng năng lượng mới, bảo vệ môi trường... Ngày càng nhiều cá nhân và tập thể các nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIFOTEC của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đến cuối năm 2001 đã có 24 cá nhân và 8 tập thể các nhà khoa học nữ được trao tặng giải thưởng Covalepxkaia. Tiêu biểu cho các nhà khoa học nữ là bác sĩ - anh hùng lao động Phan Kim Phương, trong 10 năm chị đã thực hiện thành công 4000 ca mổ tim. Noi gương các thế hệ đi trước, nhiều tài năng trẻ đã xuất hiện, nhiều nữ trí thức trẻ đã tình nguyện về công tác tại những nơi khó khăn. Với tâm huyết của những người làm khoa học chân chính, nhiều nhà khoa học nữ cao tuổi đã lập ra các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, trung tâm nghiên cứu, tư vấn để tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Đánh giá cao vai trò của nữ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trân trọng biểu dương những cống hiến, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của chị em, đề xuất với Đảng, Nhà nước có chính sách phát triển, tạo điều kiện để phát huy khả năng, sự đóng góp của đội ngũ nữ trí thức vào quá trình phát triển đất nước.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phụ nữ các dân tộc đã đóng góp nhiều công sức thực hiện các chương trình quốc gia về trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Phụ nữ nông dân đã tích cực tham gia chương trình IPM quốc gia, từng bước nâng cao nhận thức và thay đổi dần thói quen lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt, chị em nữ công nhân môi trường tại các đô thị trong cả nước, bằng sự lao động thầm lặng, bền bỉ, đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường đô thị.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong quá trình phát triển đất nước, các cấp Hội đã huy động phụ nữ cả nước tạo thành phong trào quần chúng hưởng ứng và tham gia tích cực các hoạt động nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống; phát động nhiều phong trào để tổ chức, hướng dẫn phụ nữ chăm sóc, bảo vệ môi trường như phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”..., hỗ trợ phụ nữ xây dựng các công trình nước sạch, nhà vệ sinh, bếp đun cải tiến. Những việc làm thiết thực, cụ thể của Hội, với sự hưởng ứng của đông đảo phụ nữ, đã góp phần cải thiện cung cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường sinh thái, với thành quả là 44% dân số sử dụng các công trình vệ sinh đúng qui cách, 50,5% dân số được sử dụng nguồn nước sạch.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Phụ nữ lực lượng vũ trang trên mọi lĩnh vực công tác, với bản lĩnh cách mạng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Phụ nữ cả nước, nhất là vùng cao, biên giới, hải đảo đã góp phần xây dựng khối đoàn kết quân dân, củng cố, phát triển thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tổ chức cơ sở Hội.
Thực hiện chương trình phối hợp với Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bộ đội biên phòng, các cấp Hội đã vận động mọi tầng lớp phụ nữ làm tốt công tác hậu phương quân đội, bảo vệ an ninh biên giới. Cùng với cấp uỷ, chính quyền, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, Hội phụ nữ địa phương, cơ sở đã vận động phụ nữ tích cực tham gia thực hiện phong trào “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Quốc phòng toàn dân”, “Toàn dân phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội”; tham gia xây dựng “cụm dân cư an toàn”, bảo vệ an ninh nông thôn, hạn chế các vụ khiếu kiện gây rối, phòng chống các tệ nạn xã hội, chống buôn bán, xâm hại phụ nữ - trẻ em, góp phần giữ vững ổn định xã hội.
Trong nửa thập kỷ qua, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, một lòng theo Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng -an ninh. Từ các phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện những tài năng, những điển hình tiên tiến. Chúng ta vinh dự, tự hào có 19 nữ anh hùng, 272 nữ chiến sĩ thi đua toàn quốc được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý, ghi nhận công lao, thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới. Các chị là những tấm gương tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong lĩnh vực đối ngoại
Thực hiện Nghị quyết về công tác đối ngoại của Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã nhạy bén nắm bắt nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, xu thế của thời đại, khả năng cũng như mối quan tâm của các đối tác và nhà tài trợ; mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, chủ động mở rộng quan hệ với những đối tác mới; coi trọng tính thiết thực, hiệu quả và ý nghĩa chính trị của các hoạt động đối ngoại nói chung và chương trình, dự án hợp tác nói riêng.
Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phát huy được thành tựu của những năm trước và đạt nhiều thành tích mới đángkhích lệ.
Trong quan hệ quốc tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không chỉ kế thừa, gìn giữ, củng cố và phát triển các mối quan hệ đã được thiết lập, mà còn mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực, với nhiều tổ chức mới. Trong quan hệ song phương, Hội luôn coi trọng và phát triển tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức có quan hệ truyền thống, tổ chức phụ nữ các nước XHCN, các nước láng giềng và khu vực. Việc trao đổi đoàn cấp cao giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ nữ các nước Lào, Trung quốc, Căm-pu-chia, Cu-ba, Ba Lan, Pháp, I-rắc... đã mở ra nhiều hoạt động mới, làm cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước này ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ đa phương ngày càng phát triển và không ngừng mở rộng, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực, quốc tế, nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam. Thời gian qua, Hội đã có những nỗ lực to lớn nhằm phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia của phụ nữ Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Thông qua các hoạt động hữu nghị, hợp tác, Hội cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm và thành tựu của phụ nữ Việt Nam trong một số lĩnh vực như hoạt động kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tham gia lãnh đạo, quản lý... Đặc biệt, Hội không chỉ làm tròn nghĩa vụ thành viên mà còn thể hiện vai trò nòng cốt đối với Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN và đóng góp tích cực trong các hoạt động của APEC. Đến nay, Hội đang có quan hệ song phương và đa phương với trên 300 tổ chức, bao gồm các tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội - nhân đạo, tổ chức kinh tế, tài chính, tổ chức chính phủ, liên chính phủ, phi chính phủ, thuộc gần 100 quốc gia ở khắp các châu lục; các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức khu vực và quốc tế. Nhìn chung, số lượng tổ chức và cá nhân Hội có quan hệ ngày một tăng, tính chất và lĩnh vực hợp tác cũng ngày một đa dạng hơn.
Trên cơ sở mở rộng quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực như thông tin, nghiên cứu đối ngoại, khai thác tài trợ và hợp tác quốc tế, ở tất cả các cấp, với sự tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp phụ nữ. Công tác nghiên cứu và thông tin đối ngoại đã góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa phụ nữ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Hội đã theo sát diễn biến của tình hình thế giới, góp tiếng nói đoàn kết quốc tế của phụ nữ Việt Nam bảo vệ hoà bình và quyền của phụ nữ, trẻ em trên thế giới. Đối với phụ nữ, trẻ em ở những nơi bị bao vây cấm vận, có xung đột vũ trang, hoặc bị thiên tai như Cu-ba, I-rắc, Nam-tư, Pa-le-xtin, ấn Độ ... Hội đã kịp thời hỗ trợ về tinh thần, vật chất từ sự đóng góp và tấm lòng cảm thông, chia sẻ của hàng triệu phụ nữ Việt Nam.
Hoạt động đối ngoại của Hội và phụ nữ Việt Nam đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc tế qua thực hiện các chương trình, dự án phát triển. Hội đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của bè bạn quốc tế cả về chính trị và các nguồn lực nhằm góp phần thực hiện các chương trình hoạt động trọng tâm của Hội, đem lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là đối tác tin cậy trong khai thác và thực hiện dự án. Hội luôn quan tâm đầu tư các dự án phát triển cho cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi do hậu quả của chiến tranh, và tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi nền kinh tế; quan tâm vận động tài trợ đặc biệt hoặc khẩn cấp nhằm kịp thời hỗ trợ phụ nữ và trẻ em khắc phục hậu quả thiên tai. Nhìn chung, các dự án quốc tế do các cấp Hội khai thác và tổ chức thực hiện đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao năng lực hoạt động của Hội, góp phần nâng cao trình độ và chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Trên mặt trận đối ngoại nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được sự tham gia tích cực của hàng chục triệu phụ nữ các tầng lớp. Sát cánh cùng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong hoạt động đối ngoại còn có hàng ngàn phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Thành tích của chị em trong hoạt động đối ngoại đã góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của phong trào phụ nữ Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:13 pm

2. Vai trò, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội được cải thiện đáng kể.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với trách nhiệm thực hiện quyền dân chủ đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, đã tích cực tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan nhiều đến quyền lợi thiết thực của phụ nữ: Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII), Bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật bảo hiểm xã hội, Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000...
Các cấp Hội đã chủ động triển khai thực hiện tốt Quyết định 163/HĐBT, tăng cường hoạt động phối hợp với các cấp chính quyền, bộ - ngành chức năng, Liên đoàn lao động, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ để giám sát việc thực thi pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền lợi phụ nữ, đặc biệt là Luật Hôn nhân - Gia đình và Luật Lao động. Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết đơn thư, hoạt động hoà giải. Qua đó, Hội đã đề xuất xử lý hàng ngàn vụ việc đối xử bất công, đánh đập ngược đãi phụ nữ, cưỡng bức trẻ em, phát hiện ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma tuý, buôn bán phụ nữ và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực khác.
Trong xu thế đổi mới, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội và điều kiện phấn đấu vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước. Đa số phụ nữ đã thích ứng với sự đổi mới về phân công lao động, chủ động tiếp cận đào tạo ngành nghề mới, bồi dưỡng kỹ năng lao động, kiến thức sản xuất, năng lực quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Vì vậy, lực lượng lao động nữ ở hầu khắp các ngành, trên các lĩnh vực không những không bị giảm sút mà còn tăng lên, kể cả ở một số ngành kinh tế mũi nhọn, đòi hỏi trình độ cao. Chất lượng lao động nữ thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn được đào tạo cũng tăng lên đáng kể. Đông đảo phụ nữ ngày càng quan tâm và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước. Chị em đã và đang vượt qua những khó khăn của cuộc sống, những mặc cảm tâm lý, bền bỉ, sáng tạo vươn lên khảng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Thành quả và sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều ghi nhận sự đóng góp to lớn của phụ nữ. Những đóng góp đó đã thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển cả về số lượng, chất lượng, tăng cường bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Trưởng thành từ phong trào phụ nữ, đội ngũ cán bộ nữ trên nhiều lĩnh vực ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, có những đóng góp quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý. Tỉ lệ cán bộ, đảng viên nữ tham gia cấp uỷ Đảng nhìn chung tăng hơn khoá trước. Tỷ lệ nữ đảng viên tăng từ 17,33% (năm 1997) lên 22% (năm 2001). Trong các cơ quan dân cử, nữ đại biểu Quốc hội tăng 7,7%, nữ đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh tăng 1,9%, cấp huyện tăng 1,72% và cấp xã, phường tăng 2,16%. Đáng chú ý là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ đại học trở lên trên tổng số nữ đại biểu đã tăng từ 58,9% (khoá IX) lên 88,1% (khoá X). Trong các cấp chính quyền, nữ Bộ -Thứ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh và tương đương tăng từ 6,13% lên 9,01%, Giám đốc sở tăng 2,9%. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nữ chủ doanh nghiệp chiếm 32,4%. Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý hoặc làm chủ hoạt động ổn định, sử dụng nhiều lao động nữ và xây dựng được quan hệ lao động tốt hơn.
Không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phụ nữ còn là người duy trì và phát triển những giá trị văn hóa gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vai trò chủ yếu trong tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con. Phụ nữ ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc ra quyết định, quản lý, tổ chức cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình và bình đẳng hơn trong việc tiếp cận thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, trong hôn nhân và hưởng thụ các phúc lợi.
Từ những thành tựu của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ qua, địa vị của phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định trong mỗi gia đình, trong nhận thức và thực tế của đời sống xã hội, cũng như trong sự nhìn nhận của bạn bè quốc tế.

3. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức Hội LHPN Việt Nam tiếp tục được củng cố và phát triển
Vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác vận động phụ nữ, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm tới nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, hướng hoạt động về cơ sở, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, mở rộng sự hợp tác với các ngành, đoàn thể, với các tổ chức quốc tế, nên hoạt động của Hội ngày càng thiết thực, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Để thực hiện tốt 2 phong trào và 5 chương trình công tác trọng tâm do Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII đề ra, các cấp Hội đã kế thừa và sáng tạo nhiều mô hình hoạt động như: “Nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, Quỹ Tình thương, “Tăng thu nhập và chăm sóc sức khoẻ”; “Tăng thu nhập và xoá mù chữ”...; các loại hình câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, “Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, “Mẹ hiền, dâu thảo”...; hội thi “Tuyên truyền viên giỏi”, “Cán bộ Hội giỏi”, “Bữa ăn dinh dưỡng”... Thông qua chỉ đạo xây dựng và vận dụng thực hiện có hiệu quả các mô hình hoạt động, năng lực trình độ của cán bộ Hội được nâng lên, tổ chức Hội được củng cố và thu hút thêm nhiều phụ nữ tự nguyện gia nhập Hội. Sự liên kết, phối hợp hoạt động giữa Hội với các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục phát triển đã làm tăng thêm tính hiệu quả hoạt động của Hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Hội đã ký kết liên tịch và phối hợp với nhiều bộ - ngành chức năng: ngành Ngân hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ... để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong công tác chỉ đạo, Hội đã tăng cường chỉ đạo điểm, sơ kết rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, quan tâm đầu tư cho các vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời với quá trình đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức Hội các cấp đã không ngừng được củng cố và phát triển về số lượng và chất lượng. Tổ chức bộ máy các cấp Hội được tập trung kiện toàn hợp lý theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Cấp trung ương và tỉnh - thành đã cơ bản hoàn thành việc kiện toàn bộ máy, khắc phục tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ, giảm bớt cán bộ hành chính, tăng cường cán bộ phong trào, hướng hoạt động về cơ sở.
Cùng với việc kiện toàn tổ chức, các cấp Hội đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội thông qua tuyển chọn, bổ sung cán bộ dựa trên tiêu chuẩn chức danh. Cân đối tỷ lệ, cơ cấu cán bộ được đào tạo chính quy theo chuyên ngành và cán bộ trưởng thành từ phong trào, có kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và trình độ năng lực cho cán bộ Hội các cấp được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cấp Hội. So với nhiệm kỳ trước, địa bàn, đối tượng, nội dung đào tạo cũng mở rộng hơn. Cán bộ Hội ở địa bàn dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa đã được quan tâm hơn trong đào tạo, bồi dưỡng. Cấp trung ương, tỉnh - thành đã thực hiện đào tạo cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, quản lý kinh tế, quản lý hành chính, luật, xã hội học, ngoại ngữ, tin học. Đội ngũ cán bộ phong trào của Trung ương Hội cơ bản đã được chuẩn hoá trình độ Đại học chuyên ngành và trung, cao cấp lý luận chính trị. So với nhiệm kỳ trước, cán bộ phong trào cấp tỉnh - thành có trình độ Đại học tăng 6,1%, cao cấp chính trị tăng 36,6%, trung cấp chính trị tăng 27,7%. Đã có 90% cán bộ chủ chốt cơ sở Hội được bồi dưỡng về nội dung, nghiệp vụ công tác Hội.
Xây dựng và củng cố tổ chức Hội cấp cơ sở được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt nhiệm kỳ. Nhiều giải pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở như: nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng tổ chức cơ sở Hội; thống nhất tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cơ sở Hội trên quy mô toàn quốc; tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ chủ chốt cơ sở; mở rộng, đa dạng hoá các mô hình hoạt động, các hình thức tập hợp hội viên; xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt; đầu tư các chương trình, dự án; đề xuất chính sách, tạo điều kiện chăm lo cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đưa nội dung phát triển hội viên thành chỉ tiêu thi đua hàng năm; tăng cường chỉ đạo xây dựng quỹ Hội ... Những giải pháp đó đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội, nâng độ đồng đều của phong trào trong cả nước. Số cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp loại khá và xuất sắc đạt 88%. Phát triển thêm được gần 1,6 triệu hội viên, nâng tỉ lệ phụ nữ tham gia tổ chức Hội đạt 50% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi theo quy định của Điều lệ Hội (tăng 1% so với nhiệm kỳ trước).
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:13 pm


Không chỉ quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức Hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam còn chủ động, tích cực, phát huy vai trò nòng cốt tham mưu xây dựng và thúc đẩy hoạt động của bộ máy Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp.
Năm năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, cũng như về tổ chức bộ máy, cán bộ để đáp ứng yêu cầu của phong trào phụ nữ trong thời kỳ đổi mới. Điều đó đã giúp cho Hội giữ vững được vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, khẳng định được vai trò là tổ chức đại diện tin cậy của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Đảng, Nhà nước đánh giá cao và ghi nhận thành tích đóng góp của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2001, các đơn vị tập thể của Trung ương Hội, các tỉnh-thành Hội và đơn vị trực thuộc, đã được Nhà nước khen tặng 64 Huân chương các loại (Trong đó có 01 Huân chương Sao vàng, 14 Huân chương Độc lập, 01 Huân chương Chiến công và 48 Huân chương Lao động).


Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm
Công cuộc đổi mới đã tạo ra môi trường và động lực cho sự phát triển chung của đất nước, của phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 15 năm qua, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, lập lên những thành tích rất đáng tự hào trong công cuộc đổi mới. Phong trào phụ nữ phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã năng động, nhạy bén, sáng tạo, sớm chuyển đổi nội dung, phương thức hoạt động đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Năm năm qua, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, các cấp Hội đã đoàn kết phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, cơ bản đạt được các mục tiêu Đại hội đề ra.
1. Trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và trên mọi miền Tổ quốc, phụ nữ các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo đã nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình đời sống, việc làm, trình độ và năng lực của phụ nữ được cải thiện rõ rệt, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội tiếp tục được nâng cao.
2. Trong quá trình phấn đấu lao động sản xuất, công tác, học tập, những đức tính tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam tiếp tục được gìn giữ. Đặc biệt, những phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới như: đảm đang, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm đã ngày càng được phát huy trong các tầng lớp phụ nữ.
3. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, có nhiều yếu tố tác động mạnh tới gia đình Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng gia đình trên 4 bình diện: kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con và giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống, phòng chống tệ nạn xã hội. Qua đó, đã đạt được kết quả đáng kể trong việc xây dựng gia đình với mục tiêu "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".
4. Sự phát triển đội ngũ cán bộ nữ là một thước đo mức độ lớn mạnh của phong trào phụ nữ và mức độ bình đẳng giới trong xã hội. 5 năm qua, ở hầu hết các lĩnh vực đội ngũ cán bộ nữ phát triển cả về số lượng, chất lượng. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng có vai trò chủ động, tích cực trong việc tham gia hoạch định chính sách và ra quyết định của các ngành, các cấp, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp tới phụ nữ, trẻ em.
5. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII. Hội đã giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, thúc đẩy phong trào phụ nữ ngày càng phát triển và thực hiện tốt hơn vai trò đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Hoạt động của Hội ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượng phụ nữ tự nguyện tham gia. Quan hệ phối hợp với các ngành, các đoàn thể trong nước và quan hệ hợp tác quốc tế của Hội ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Vị thế của tổ chức Hội, của phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định ở trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Phong trào phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có bước trưởng thành như vậy, trước hết là do có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng. Đảng đã luôn xác định giải phóng và phát triển toàn diện cho mọi tầng lớp phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Nhà nước đã có những chính sách cụ thể tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ. Các ngành, các cấp luôn ủng hộ, hợp tác, hỗ trợ thiết thực cho các hoạt động của Hội vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ và sự phát triển chung của dất nước. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phụ nữ đã dành cho phụ nữ Việt Nam tình cảm thân thiết, sự ủng hộ về tinh thần, sự giúp đỡ về vật chất và hợp tác có hiệu quả. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên của các tầng lớp phụ nữ; sự nhiệt tình tận tâm, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội và Nữ công các cấp đã phấn đấu không mệt mỏi vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào phụ nữ còn một số tồn tại, khó khăn:
- Phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền. Đội ngũ cán bộ nữ phát triển chưa tương ứng với tiềm năng, sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ và phong trào phụ nữ. Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp chưa đạt chỉ tiêu 15% theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.
- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ nhìn chung còn thấp, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo mới chỉ đạt 20%. Nhiều phụ nữ vùng cao, vùng sâu còn mù chữ. Tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
- Còn một bộ phận phụ nữ tự ti, thụ động, thiếu nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Số ít phụ nữ bị ảnh hưởng của lối sống thực dụng, cá nhân, xa rời đạo lý dân tộc, vi phạm pháp luật; cá biệt có những phụ nữ sa vào tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn bán phụ nữ. Một bộ phận phụ nữ do hạn chế về nhận thức chính trị, thiếu hiểu biết pháp luật, bị lôi kéo kích động, đã tham gia vào việc gây mất trật tự xã hội.
Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam còn một số hạn chế:
- Một số chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII đề ra chưa đạt: chỉ tiêu về xoá mù chữ cho cán bộ Hội cơ sở vùng cao, về phát triển hội viên, về phát triển chi nhánh Quỹ Tình thương.
- Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng, công tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. ở một số nơi, cán bộ Hội chưa thật sự sâu sát cơ sở, chưa thấu hiểu hết những khó khăn, bức xúc của phụ nữ, chưa có biện pháp thiết thực để giúp đỡ chị em.
- Chất lượng tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp Hội chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Công tác giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, luật pháp có liên quan đến phụ nữ, trẻ em còn yếu. Còn nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi của phụ nữ chưa được bảo vệ và xử lý kịp thời. Công tác nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo làm cơ sở cho việc đề ra chủ trương công tác của Hội và đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ.
- Tính liên hiệp của tổ chức Hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tập hợp rộng rãi và phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp phụ nữ đóng góp cao nhất vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hội chưa có chiến lược và chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm tập hợp phụ nữ trí thức, nữ doanh nhân, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu sau:
- Một số hoạt động của các cấp Hội còn thiếu tập trung, có chủ trương đề ra nhưng thiếu sự chỉ đạo sâu sát, thiếu nguồn lực nên hiệu quả thấp (xoá mù chữ cho cán bộ chủ chốt cơ sở Hội). Có chỉ tiêu đề ra chưa sát thực (chỉ tiêu phát triển Hội viên, phát triển chi nhánh Quỹ Tình thương). Một bộ phận cán bộ Hội năng lực, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quá trình thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội và yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
- Chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ đã thể hiện rõ quan điểm bình đẳng nam - nữ nhưng chưa được xã hội nhận thức đầy đủ, chậm được cụ thể hoá thành chính sách. Vấn đề giới trong nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của Chính phủ, bộ ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Một số chủ trương, chính sách được ban hành nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ lại thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể, nên hiệu quả thực hiện thấp.
- Công tác phối hợp giữa Hội với các ngành, các tổ chức có liên quan để giải quyết các vấn đề của phụ nữ, nhất là trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, còn hạn chế về biện pháp, hiệu quả chưa cao.
- Nền kinh tế đất nước còn ở mức độ chậm phát triển so với khu vực và thế giới, tỷ lệ nghèo đói còn cao. Một số tệ nạn xã hội ảnh hưởng nhiều và trực tiếp tới phụ nữ, nguy cơ làm băng hoại đạo đức xã hội, phá vỡ gia đình như: mại dâm, buôn bán phụ nữ - trẻ em, xâm hại tình dục đối với phụ nữ - trẻ em gái, ma tuý học đường, bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng. Một số giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, gia đình, xã hội bị suy giảm do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường. Đó là những yếu tố cản trở sự phát triển của phong trào phụ nữ.
Qua thực tiễn phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội, có thể rút ra một số bài học chủ yếu sau:
1. Sự tiến bộ của phụ nữ gắn liền với sự phát triển của đất nước. Mục tiêu bình đẳng, phát triển của phụ nữ Việt Nam chỉ có thể đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng; trong điều kiện ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, thực hiện công bằng và dân chủ, có nhận thức đúng và nỗ lực hành động vì bình đẳng giới của toàn xã hội, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành; với sự phấn đấu mạnh mẽ, kiên trì của các tầng lớp phụ nữ, với vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
2. Là tổ chức đại diện cho phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần quán triệt phương châm: “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có Hội”. Hội phải luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, mở rộng tính liên hiệp, đoàn kết thống nhất, tăng cường quan hệ hợp tác với các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất chính trị, vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp vận động phụ nữ, nhiệt tình, tận tâm với sự nghiệp giải phóng phụ nữ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
4. Tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nơi tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Hội. Tập trung chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, đặc biệt cho công tác đào tạo cán bộ, phát triển hội viên, củng cố và phát triển tổ chức cơ sở Hội vững mạnh là vấn đề trọng tâm, cấp bách của các cấp Hội.
5. Đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để có cơ sở khoa học đề xuất, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách và xây dựng chủ trương công tác Hội sát đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:14 pm

Phần thứ Hai
Phương hướng, nhiệm vụ phong trào phụ nữ và chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam (nhiệm kỳ 2002 - 2007)

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2002 - 2007
Căn cứ yêu cầu thực hiện đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc đề ra, căn cứ nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ và những vấn đề đặt ra đối với phong trào phụ nữ, mục tiêu, nhiệm vụ phong trào phụ nữ giai đoạn 2002 - 2007 được xác định:
I/ Mục tiêu:
Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, thực hiện nam - nữ bình đẳng. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.
II/ Nhiệm vụ:
1. Đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát huy nội lực và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, tham gia đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách bình đẳng giới. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ - trẻ em.
3. Xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
4.Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ trên mọi lĩnh vực.
5. Tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với phụ nữ quốc tế và khu vực vì mục tiêu “Bình đẳng, phát triển và hoà bình”.

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2002-2007
Các chương trình hoạt động trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là sự cụ thể hoá có trọng điểm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ 5 năm tới.

I. Giáo dục phẩm chất đạo đức, Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ

MỤC TIÊU
1. Nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước cho phụ nữ. Phấn đấu hàng năm có từ 70% trở lên phụ nữ được tiếp cận các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng của Hội.
2. Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong các tầng lớp phụ nữ; góp phần thực hiện chỉ tiêu về tỷ lệ nữ trong các cấp học phổ thông, đại học, sau đại học và mục tiêu quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập phổ thông trung học cơ sở, về lao động được đào tạo nghề.
Thanh toán mù chữ và phổ cập tiểu học cho 100% uỷ viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cấp cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa.
3. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

GIẢI PHÁP
1. Các cấp Hội cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chức năng, các đoàn thể tổ chức tốt việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, chủ trương công tác Hội, điều ước quốc tế về phụ nữ. Phối hợp với ngành Tư pháp đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Chú trọng nâng cao hiểu biết pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho phụ nữ.
2. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về mọi mặt cho phụ nữ. Đặc biệt coi trọng tính thiết thực, hiệu quả của công tác truyền thông tại cộng đồng. Cấp trung ương và tỉnh - thành đầu tư huấn luyện cán bộ, xây dựng, cung cấp kịp thời tài liệu truyền thông, tài liệu sinh hoạt hội viên, hướng dẫn tổ chức câu lạc bộ cho cấp huyện - quận, xã - phường theo đối tượng, vùng miền, theo chuyên đề. Hội phụ nữ cấp quận - huyện và cơ sở tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ hội viên, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Làm tốt công tác vận động phụ nữ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.
3. Chăm lo xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội phụ nữ các cấp có đủ kiến thức và kỹ năng tuyên truyền miệng; đồng thời quan tâm phát triển mạng lưới cộng tác viên. Thường xuyên phát hiện, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến và mô hình truyền thông vận động phụ nữ hiệu quả. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, học tập gương người tốt, việc tốt trong các tầng lớp phụ nữ.
4. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền của Hội tăng đầu sách, tăng số báo, chuyên trang, chuyên mục về phong trào phụ nữ, hoạt động của Hội, về bình đẳng giới, về các nội dung giáo dục gia đình, giáo dục truyền thống và xây dựng phẩm chất người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng và xuất bản để tăng khối lượng, thời lượng, chất lượng và đa dạng hoá các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội.
5. Vận động xã hội và chủ động đề xuất chính sách hỗ trợ tạo điều kiện nâng cao trình độ cho phụ nữ. Các cấp Hội làm tốt công tác vận động, khuyến khích phụ nữ tích cực học tập dưới mọi hình thức để nâng cao kiến thức, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực hoạt động.
6. Cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ đội biên phòng, các cơ quan hữu quan của địa phương vận động và tổ chức các hoạt động xoá mù chữ và giáo dục sau xoá mù chữ để thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá mù chữ. Vận động các bà mẹ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo có nhiều khó khăn quan tâm tạo điều kiện để con em trong độ tuổi, nhất là trẻ em gái, được đi học. Duy trì và phát triển các hình thức quỹ khuyến học hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phổ cập phổ thông trung học cơ sở.
Tổ chức kết nghĩa giữa các tỉnh - thành miền xuôi, nơi có điều kiện thuận lợi với các tỉnh miền núi, nơi có nhiều khó khăn để trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn lực nhằm thực hiện thanh toán mù chữ và phổ cập tiểu học cho cán bộ Hội cấp cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa.
7. Phối hợp với các bộ, ngành, các hội nghề nghiệp tổ chức triển lãm, hội thảo, gặp mặt, tọa đàm nhằm cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nữ khoa học, nữ trí thức, nữ văn nghệ sỹ, nữ công chức-viên chức, nữ doanh nghiệp, nữ công nhân lao động, nữ nông dân, nữ sinh các trường đại học...
8. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì cùng Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, các Bộ ngành liên quan thành lập Quỹ giải thưởng Phụ nữ Việt Nam cho các nhà khoa học nữ và phụ nữ tài năng.
II.Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

MỤC TIÊU
1. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện xoá đói giảm nghèo. Phấn đấu 80% trở lên số hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
2. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế trang trại và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm việc làm cho phụ nữ.
3. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dịch vụ việc làm của Hội, góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho phụ nữ.

GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", đồng thời phát động phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" để động viên phụ nữ thực hiện xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
2. Tăng cường các biện pháp giúp phụ nữ đói, nghèo có địa chỉ. Phối hợp với Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể rà soát nắm lại danh sách hộ đói, nghèo theo tiêu chí mới, nắm vững số hội đói, nghèo do phụ nữ làm chủ hộ để có kế hoạch giúp đỡ cụ thể.
3. Tập trung huấn luyện, đào tạo cán bộ Hội về kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp tỉnh, huyện và 80% cán bộ Hội các cấp quản lý chương trình chưa qua đào tạo được huấn luyện để có năng lực chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của chương trình.
4. Mở rộng hoạt động huấn luyện kiến thức, kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Phối hợp với phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam và các ngành liên quan tổ chức hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp, tác động về chính sách đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Hình thành và phát triển mạng lưới tập hợp các nữ chủ doanh nghiệp (câu lạc bộ, hiệp hội).


Được sửa bởi Admin ngày Sun Apr 12, 2009 3:21 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:14 pm

5. Tiếp tục vận động các nguồn vốn trong nước và quốc tế để tăng nguồn vốn vay cho phụ nữ sản xuất, kinh doanh và tăng nguồn lực cho công tác đào tạo. Trong đó chú trọng các nguồn từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và khai thác nguồn vốn trong các tầng lớp phụ nữ và các tổ chức quốc tế. Ưu tiên hỗ trợ vốn thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút lao động.
Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đầu tư các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa.
6. Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng mô hình “Nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, mô hình Quỹ Tình thương, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm theo hướng lồng ghép. Thí điểm hình thức cho vay vốn liên kết làm ăn theo nhóm. Tập huấn về quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cho khoảng 80% số phụ nữ vay vốn qua tổ chức Hội.
7. Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Khoa học-Công nghệ và Môi trường, các hội nghề nghiệp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ cây trồng vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thích ứng nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và giảm nhẹ sức lao động cho phụ nữ. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên của Hội về công tác khuyến nông ở cơ sở. Xây dựng các điểm chỉ đạo về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại các vùng trọng điểm về chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
8. Phối hợp với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, các ban ngành liên quan củng cố, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm cho phụ nữ. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Phụ nữ và Phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.


III. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

MỤC TIÊU
1. Xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hàng năm có từ 60% trở lên gia đình cán bộ, hội viên đạt các chuẩn mực nêu trên.
2. Góp phần cải thiện sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện để các bà mẹ sinh con khoẻ mạnh, nuôi dạy con tốt.
3. Góp phần hạn chế, ngăn ngừa tệ nạn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả từ trong gia đình.

GIẢI PHÁP
1. TW Hội tổ chức nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu giáo dục gia đình. Các cấp Hội địa phương, cơ sở, các đơn vị trực thuộc tổ chức hoạt động giáo dục gia đình nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức của phụ nữ về các vấn đề:
-Luật Hôn nhân - Gia đình
-Xây dựng nếp sống văn hoá, thực hành tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí và mê tín, dị đoan.
-Tổ chức cuộc sống gia đình.
-Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
-Nuôi, dạy con theo độ tuổi.
-Phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả từ gia đình.
2. Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho phụ nữ đăng ký thực hiện xây dựng gia đình theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Phối hợp với Mặt trận, ngành Văn hoá - Thông tin gắn tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hoá với nội dung “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tổ chức hội nghị biểu dương các gương điển hình phụ nữ về xây dựng gia đình ở các cấp Hội.
3. Củng cố và nhân rộng các mô hình hoạt động lồng ghép đạt hiệu quả cao và bền vững, tăng cường công tác tư vấn, đồng thời tổ chức hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản, DS-KHHGĐ, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược về dân số và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS...
4. Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể, các ngành chức năng tuyên truyền vận động phụ nữ và cộng đồng thực hiện luật Hôn nhân - Gia đình, có biện pháp tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tảo hôn, bạo lực trong gia đình, xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên. Tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày “Gia đình Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác tư vấn, can thiệp để giải quyết những vụ việc vi phạm luật Hôn nhân - Gia đình.
5. Phối hợp với các Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về phòng chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ, phòng chống tội phạm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, vệ sinh môi trường.
6. Nghiên cứu đề xuất một số chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ. Tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện và tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách về gia đình, sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, DS-KHHGĐ.
Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ có chương trình mục tiêu về xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
7. Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa. Đẩy mạnh hoạt động nhân đạo từ thiện trong các tầng lớp phụ nữ.

IV. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh

MỤC TIÊU
1. Phát triển tổ chức Hội trên cơ sở liên hiệp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát triển hội viên đạt 55% tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.
2. Nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò đại diện quyền làm chủ cho phụ nữ của tổ chức Hội cấp cơ sở. Tập trung củng cố cơ sở Hội để 100% bản, làng, thôn, ấp có chi hội hoặc tổ phụ nữ, bảo đảm duy trì sinh hoạt và quản lý hội viên theo quy định Điều lệ Hội. Phấn đấu 80% đơn vị cơ sở Hội xếp loại khá trở lên, trong đó có 30% đạt tiêu chuẩn xuất sắc. Hạn chế số cơ sở Hội hoạt động yếu kém ở mức dưới 5%.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy- cán bộ các cấp Hội đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ chuyên trách các cấp Hội, vững vàng về chính trị, gương mẫu về lối sống, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng tổ chức các hoạt động thực hiện chủ trương của Hội, có kinh nghiệm, kỹ năng vận động quần chúng.
Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh-thành, 60% cán bộ chủ chốt cấp quận - huyện có trình độ trung cấp lý luận trở lên và trình độ đại học về một chuyên ngành; cán bộ chủ chốt cơ sở Hội miền núi, dân tộc có trình độ văn hoá tiểu học trở lên, cán bộ chủ chốt cơ sở Hội các vùng khác có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở. Thực hiện đa dạng các mô hình hoạt động, các hình thức tập hợp phụ nữ đi đôi với mở rộng tuyên truyền Điều lệ Hội, phát triển hội viên trong các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong nữ thanh niên, phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo. Trung ương Hội nghiên cứu và chỉ đạo thí điểm việc thành lập hiệp hội phụ nữ theo nghề nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
2. Chăm lo xây dựng, củng cố cơ sở Hội, trọng tâm là nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chấp hành. Duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt hội viên định kỳ. Tăng cường công tác phát triển và quản lý hội viên, xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt. Tập trung chỉ đạo củng cố phân chi, tổ phụ nữ theo thôn - bản. Trung ương Hội có hướng dẫn quy định thống nhất các loại sổ sách quản lý hội viên và phục vụ công tác Hội; biên soạn và cung cấp sổ tay “Cẩm nang công tác Hội cơ sở”.
3. Thực hiện kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cấp Hội theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá VIII và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ. Các cấp Hội xây dựng và thực hiện nghiêm túc chế độ công tác sâu sát cơ sở, đồng thời từng bước xây dựng lề lối, phong cách làm việc khoa học, hiệu quả.
4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp.
Trung ương Hội tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị - xã hội, kiến thức về quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ phong trào, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và hình thành đội ngũ chuyên gia theo từng lĩnh vực hoạt động của Trung ương Hội. Tỉnh - thành, quận - huyện Hội tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận cho cán bộ chủ chốt và cán bộ phong trào của địa phương.
Trung ương, tỉnh - thành, quận - huyện Hội tập trung chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hội nhằm nâng cao trình độ học vấn, có hiểu biết cơ bản về pháp luật, có kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Hội tại cơ sở, có khả năng vận động quần chúng. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, có ít nhất 50% cán bộ chủ chốt cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ phụ vận, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động ở cơ sở.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:15 pm

5. Trung ương Hội, tỉnh - thành Hội thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn theo các lĩnh vực hoạt động để quy tụ và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và ủy viên chấp hành tham gia hoạt động Hội và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
6. Trung ương Hội đầu tư chỉ đạo và tạo điều kiện để Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội chuyên trách và cán bộ chủ chốt cơ sở Hội; thực hiện đa đạng hoá các hình thức đào tạo, tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn tập trung cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Nghiên cứu thành lập Học viện Phụ nữ trên cơ sở Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương và Ban Nghiên cứu Trung ương Hội để đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ Hội, cán bộ nữ.
7. Đề xuất chính sách và giám sát thực hiện chính sách của Nhà nước, của địa phương đối với cán bộ Hội các cấp; đẩy mạnh hoạt động xây dựng quỹ Hội tại 100% cơ sở Hội. Thực hiện tốt công tác thu hội phí để có thêm nguồn kinh phí hoạt động và chăm lo cho cán bộ, hội viên.
8. Cải tiến công tác thi đua - khen thưởng của Hội theo hướng quan tâm đúng mức tới khen thưởng cá nhân cán bộ Hội, hội viên; phân cấp rõ về khen thưởng trong hệ thống Hội; cải tiến khen thưởng Huy chương của Hội. Nghiên cứu việc khen thưởng danh hiệu “Cán bộ Hội giỏi”.


V.Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ

MỤC TIÊU
1. Tham mưu lồng ghép được vấn đề giới vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ.
2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát theo chức năng của tổ chức Hội để cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt luật pháp, chính sách bình đẳng giới.
3. Tham gia xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ các cấp trên các lĩnh vực; tăng tỷ lệ cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các cơ quan dân cử và trong các doanh nghiệp.
4. Góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, trước hết là cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về bình đẳng giới đối với sự phát triển đất nước trong điều kiện mới.

GIẢI PHÁP
1. Tập trung chỉ đạo công tác nghiên cứu của Hội ở cấp trung ương và tỉnh - thành để nâng cao chất lượng tham gia sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật bảo đảm lồng ghép được yếu tố giới. Đề xuất một số chính sách đối với lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn, phụ nữ dân tộc, phụ nữ đơn thân.
Đào tạo kỹ năng, phương pháp nghiên cứu để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu Trung ương và tỉnh - thành Hội, đồng thời tăng cường hợp tác trao đổi thông tin với các cơ quan nghiên cứu về phụ nữ, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học nữ để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và hiệu quả tham gia xây dựng luật pháp, chính sách của Hội.
2. Tăng cường chỉ đạo và cải tiến phương thức giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, nhất là ở cấp cơ sở, theo Quy chế dân chủ cơ sở và theo chức năng của Hội, nhằm bảo đảm luật pháp, chính sách về bình đẳng giới được quan tâm thực hiện.
3. Tăng cường chỉ đạo và tập huấn cho cán bộ Hội cơ sở nắm vững nội dung, kỹ năng, phương pháp tổ chức, hướng dẫn phụ nữ tham gia thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em theo đúng chức năng của Hội và Quyết định 163 của Chính phủ. Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Liên đoàn Lao động các cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm về kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ và luật pháp, chính sách liên quan đến lao động nữ trong một số khu vực kinh tế (khối ngoài quốc doanh, khu vực liên doanh với nước ngoài, khu vực nông thôn).
4. Củng cố và phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư của Hội. Thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ làm công tác pháp luật ở cấp trung ương và tỉnh - thành để hỗ trợ các cấp Hội trong công tác tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư. Phối hợp với Mặt trận, các ngành, đoàn thể củng cố hoạt động và phát huy tác dụng tổ hoà giải ở cơ sở.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu và tham mưu về chính sách đối với cán bộ nữ để phát huy tốt vai trò là tổ chức tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ.
Các cấp Hội có kế hoạch và chỉ tiêu hàng năm về công tác bồi dưỡng tạo nguồn, giới thiệu cán bộ, hội viên ưu tú cho Đảng để phát triển đảng viên nữ. Cùng với Ban Tổ chức Đảng, Ban Tổ chức chính quyền các cấp tham mưu về công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và đề bạt đối với cán bộ nữ.
6. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan đưa vấn đề giới vào chương trình giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ xây dựng chính sách, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương.
Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nữ và ứng cử viên nữ các cấp, chú trọng cấp huyện và cơ sở; vận động phụ nữ ủng hộ cán bộ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp. Tiếp tục hoàn thiện tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức về giới và phát triển cho cán bộ Hội các cấp. Xây dựng tài liệu sinh hoạt hội viên về vai trò của phụ nữ và nam giới nhằm chia xẻ công việc gia đình, xã hội.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương để xây dựng nội dung, tăng thời lượng phát sóng, trang, tin, bài tuyên truyền về giới và phát triển.
VI. Hoạt động đốingoại nhân dân

MỤC TIÊU
Phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác quốc tế của phụ nữ Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tham gia đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình của Hội, nâng cao vị thế, uy tín của phụ nữ Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu Bình đẳng Giới - Phát triển - Hòa bình.

GIẢI PHÁP
1. Duy trì, củng cố và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương và đa phương, coi trọng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức, cá nhân thuộc các nước xã hội chủ nghĩa, láng giềng và khu vực, các tổ chức và cá nhân có mối quan hệ truyền thống.
2. Tiếp tục chủ động tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế như Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Tham gia thích hợp vào các tổ chức có mạng lưới rộng và hoạt động tích cực trong lĩnh vực phụ nữ cũng như các diễn đàn khu vực và quốc tế. Tranh thủ nguồn lực và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế.
3. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại với hình thức, nội dung phù hợp, đa dạng, phong phú hơn như trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trao đổi đoàn, tham gia hội nghị, hội thảo, giao lưu tiếp xúc... nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhaugiữa phụ nữ và nhân dân Việt Nam với phụ nữ và nhân dân thế giới.
Xây dựng và đưa trang Web của Hội lên mạng Internet nhằm giới thiệu rộng rãi ở trong và ngoài nước về đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; về tiềm năng và triển vọng, cơ hội và thách thức, nhu cầu và những quan tâm của phụ nữ Việt Nam; về hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và những thành tựu, đóng góp của phong trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mớiđất nước và đối với phong trào phụ nữ thế giới.
Tăng cường việc cung cấp thông tin cho phụ nữ Việt Nam về tình hình phụ nữ, kinh nghiệm và mô hình hoạt động bền vững, hiệu quả của tổ chức phụ nữ và các tổ chức hoạt động vì phụ nữ ở các nước trên thế giới.
4. Tiếp tục hoạt động khai thác và thực hiện có hiệu quả các nguồn tài trợ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, đường lốiđối ngoại của Đảng, lợi ích của phụ nữ và nhân dân Việt Nam.
Tập trung khai thác chương trình, dự án thuộc một số lĩnh vực ưu tiên như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý chương trình Tín dụng-Tiết kiệm, chuyển giao công nghệ, dạy nghề - tạo việc làm, nghiên cứu tác động chính sách, cứu trợ nhằm khắc phục hậu quả thiên tai...
Tiếp tục vận động bè bạn quốc tế hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển cho cơ sở, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa; đồng thời quan tâm nâng cao năng lực quản lý dự án cho cán bộ Hội cấp cơ sở.
5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối ngoại về những vấn đề liên quan đến phụ nữ và phát triển, đặc biệt là những kinh nghiệm, mô hình hoạt động mới, phương pháp tiếp cận mới của quốc tế. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề về chính sách nhằm góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
6. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam theo dõi, đánh giá việc thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam liên quan đến quyền của phụ nữ, trong đó có Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Kế hoạch hành động Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005 và Công ước “Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW).
7. Chủ động từng bước tham gia vào lĩnh vực hợp tác kinh tế đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác và đầu tư của đồng bào, phụ nữ Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho phụ nữ.
8. TW Hội, tỉnh - thành Hội phối hợp với Ban Ngoại vụ tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ chủ chốt của các cấp Hội.
Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Đại hội của Đoàn kết - Bình đẳng - Năng động - Sáng tạo, thể hiện niềm tin và quyết tâm to lớn của phụ nữ cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì “Bình đẳng, phát triển và hoà bình” cho phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ mới
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:16 pm

NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI


Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ IX được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 2 năm 2002

ĐẠI HỘI QUYẾT NGHỊ

1. Thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá VIII trình Đại hội. Đại hội nhiệt liệt biểu dương những thành tích to lớn của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ cả nước đạt được trong nhiệm kỳ 1997 – 2002, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội nhất trí thông qua mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và 6 chương trình hoạt động trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007. Giao cho Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá IX tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, những ý kiến phát biểu và kết qủa biểu quyết của Đại hội để hoàn chỉnh văn bản và ban hành chính thức.

2. Thông qua toàn văn dự thảo Điều lệ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (bổ sung, sửa đổi). Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá IX tiếp thu ý kiến đóng góp của Đại hội để hoàn chỉnh và ban hành chính thức.

3. Đại hội quyết định phát động trong các tầng lớp phụ nữ cả nước phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

4. Đại hội quyết định số lượng Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá IX gồm 135 Uỷ viên và bầu tại Đại hội 132 Uỷ viên. Số Uỷ viên còn lại, Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá IX xem xét, bầu bổ sung khi có đủ điều kiện.

5. Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá IX tổ chức vận động phụ nữ cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và 6 chương trình trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007 đã được Đại hội thông qua.

Với tinh thần “Đoàn kết - Bình đẳng - Năng động - Sáng tạo, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, “năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, góp phần tích cực đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vào cuộc sống, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh



Phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam


Thưa Đoàn Chủ tịch,
Thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
Thưa các vị đại biểu,
Thưa các vị khách quý,
Hôm nay, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX khai mạc, trong không khí vui mừng của những ngày đầu Xuân mới, tôi xin gửi đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị đại biểu, các vị khách quý tham dự Đại hội và phụ nữ cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ luôn giữ vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính mình. Lòng yêu nước, đức hy sinh, trí thông minh, tình nhân ái, son sắt thuỷ chung, cần cù, chịu khó của người vợ, người mẹ, người chị, người em gái là những đức tính quý báu được hun đúc qua các thế hệ phụ nữ mấy nghìn năm qua đã thể hiện phẩm giá và tiêu biểu cho nhân cách con người Việt Nam. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” là sự đúc kết sâu sắc truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Truyền thống đó luôn được gắn liền với truyền thống của dân tộc và được kế thừa, phát huy mạnh mẽ nhất từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập đến nay đã dẫn dắt phong trào phụ nữ Việt Nam trên chặng đường dài phát triển không ngừng trong suốt hơn 71 năm qua.

Thực tế cách mạng Việt Nam đã khẳng định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mọi tiến bộ xã hội đều có sự tham gia tích cực của phụ nữ và cũng từ thực tế cách mạng, phụ nữ ta đã ngày càng trưởng thành, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của cách mạng, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, 15 năm qua, các tầng lớp phụ nữ lại tỏ rõ năng lực, phẩm chất của mình, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và công tác, đạt được những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. ở mỗi gia đình, phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống, xây dựng gia đình theo mục tiêu “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Cũng như trước đây, sự trưởng thành của phong trào phụ nữ, những thắng lợi to lớn mà các tầng lớp phụ nữ đạt được trong thời kỳ mới này gắn liền với những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới và là kết quả của đường lối vận động quần chúng phụ nữ của Đảng mà vai trò nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII mà trọng tâm là vận động hội viên phụ nữ cả nước tiếp tục tham gia thực hiện 2 phong trào và 5 chương trình công tác của Hội ở mức độ cao hơn. Các cấp Hội đã có nhiều hình thức phong phú nhằm bồi dưỡng nhận thức cho hàng triệu phụ nữ về những giá trị đạo đức truyền thống, về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức về luật pháp, chính sách, đặc biệt là những chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và phát triển kinh tế, về tổ chức cuộc sống gia đình và nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ... Các cấp Hội phụ nữ đã đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, sáng tạo nhiều hình thức phong phú trong các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vận động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo; đẩy mạnh các hoạt động nhằm vận động phụ nữ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường và các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện... góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua.

Các cấp Hội phụ nữ đã thực hiện có kết quả công tác tham mưu cho các cấp uỷ đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, về việc vận động chị em phụ nữ thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, luật pháp; tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo sửa đổi luật pháp, chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách hiện hành.

Với những thành tích đạt được, phong trào phụ nữ và Hội phụ nữ đã giành được sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cũng như của nhân dân trong cả nước, thu hút được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, của nhiều cá nhân và bạn bè trên thế giới. Những thành tích trong nhiệm kỳ qua là sự kế thừa và phát huy thành quả của các thời kỳ trước đây của phong trào phụ nữ và Hội phụ nữ xứng đáng với lời khen ngợi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong bức trướng gửi tặng nhân Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ IX: “Phụ nữ Việt Nam năng động - sáng tạo - trung hậu - đảm đang”

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích to lớn của phong trào phụ nữ; hoan nghênh những cố gắng, nỗ lực của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sự lãnh đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của các cấp chính quyền, đoàn thể. Cũng nhân dịp này, tôi xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực, hiệu quả của bạn bè quốc tế về vật chất, tinh thần đối với phụ nữ và trẻ em Việt Nam.

Thưa các vị đại biểu,

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trước mắt đến năm 2010 đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại đó phải phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, trong đó phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng. Để phát huy sức mạnh to lớn của phụ nữ là lực lượng chiếm quá nửa số dân, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phải “thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đó là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, mặt trận và của toàn dân, trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam giữ vai trò nòng cốt.

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, tôi nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và chương trình hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007 mà Ban Chấp hành Trung ương Hội trình Đại hội. Việc chăm lo cho phụ nữ và trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ vì bản thân người phụ nữ mà còn vì tương lai, hạnh phúc của cả giống nòi, dân tộc, vì sự phát triển lành mạnh của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Với ý nghĩa như vậy, tôi xin nhấn mạnh những điểm sau đây:

Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, trình độ của phụ nữ Việt Nam là nhiệm vụ đang đặt ra hết sức quan trọng.

Hiện nay, một bộ phận trong nhân dân ta, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn chưa biết chữ. Vẫn còn có tình trạng trẻ em bỏ học, nhất là trẻ em gái. Việc làm đầu tiên là phải xoá mù chữ trong nhân dân và phụ nữ. Trước hết phải làm cho mọi người, ai cũng biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, cho phụ nữ. Có như vậy mới đưa được khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, quản lý, mới nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.



Được sửa bởi Admin ngày Sun Apr 12, 2009 3:18 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:16 pm

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần có kế hoạch chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức những lớp học xoá mù chữ tại cơ sở, vận động phụ nữ mù chữ đến lớp. Mặt khác, cũng cần giáo dục cho phụ nữ ý thức tự khẳng định vị trí và vai trò của mình bằng cách nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, tích cực học tập, trau dồi kiến thức. Cán bộ Hội phải là những người gương mẫu trong học tập và tổ chức, hướng dẫn cho phụ nữ cùng tham gia các hoạt động của Hội.

Hai là, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và của bản thân phụ nữ. Đó là một trong những mục tiêu lớn trước mắt của công tác Hội.

Mặc dù đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản trong công tác xoá đói, giảm nghèo, nhưng chúng ta chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo mà trong đó phụ nữ thường là người trực tiếp gánh chịu nhiều hậu quả. Giải quyết tình trạng này để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi nhân dân và phụ nữ ta phải phấn đấu rất kiên cường.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ sẽ góp phần tích cực giải quyết lao động có việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội, hạn chế những tiêu cực nảy sinh từ thất nghiệp, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới về cơ hội có việc làm. Vì vậy, bên cạnh việc Nhà nước cần có chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi giúp chị em có việc làm, tự tạo việc làm cho mình, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục vận động các nguồn vốn trong nước và quốc tế, đặc biệt coi trọng vận động tạo ra nguồn vốn tự có trong hệ thống Hội để tăng nguồn vốn cho phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh, trong đó đặc biệt quan tâm chú ý hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ nghèo, phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo, dân tộc ít người. Cần đào tạo, huấn luyện cho cán bộ Hội và hội viên phụ nữ có kiến thức cần thiết và kỹ năng áp dụng khoa học, kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giúp chị em phát huy tiềm năng trong sản xuất, kinh doanh, chấp hành luật pháp, chính sách Nhà nước trong các thành phần kinh tế. Cần tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, chi tiêu hợp lý trong gia đình để dồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Động viên nữ công nhân, viên chức, các nhà khoa học nữ ra sức học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho chị em đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Quan tâm bồi dưỡng những nhân tài của đất nước là phụ nữ.

Ba là, bên cạnh trách nhiệm người công dân, phụ nữ còn có trách nhiệm lớn lao trong gia đình với thiên chức người mẹ sinh thành và nuôi dạy thế hệ tương lai trở thành người hữu ích cho xã hội. Việc quan tâm, chăm lo cho sự ổn định và phát triển của gia đình là trách nhiệm của xã hội, của từng gia đình, trong đó Hội phụ nữ đóng góp phần rất quan trọng. Nhiệm vụ của Hội phụ nữ là phải làm cho chị em hiểu rõ vai trò của mình trong mỗi gia đình.

Hội cần có kế hoạch phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể để bồi dưỡng cho phụ nữ kiến thức về nuôi dạy con, về tổ chức cuộc sống gia đình. Cần tuyên truyền, giáo dục phụ nữ chăm lo giữ gìn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Nêu cao lòng nhân ái, khoan dung, tính dịu hiền, tình đoàn kết, quý trọng, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn...Đồng thời, xã hội mà cụ thể là thông qua vai trò người chồng, người cha, người con trong gia đình có trách nhiệm hiểu thấu tâm tư, tình cảm của chị em, thông cảm và chia sẻ những khó khăn, vất vả, chung vai gánh vác công việc gia đình, thực hiện Hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện cho chị em phấn đấu; lên án và xử lý nghiêm các hành vi bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình và ngoài xã hội. Mặt khác, để đạt được sự bình đẳng và phát triển, phụ nữ phải tự nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực của mình để vừa góp phần tích cực xây dựng đất nước, vừa cùng chồng con lo toan cuộc sống, xây dựng gia đình ngày một êm ấm, hạnh phúc. Cán bộ Hội phải là lực lượng nòng cốt, gương mẫu thực hiện và hướng dẫn cho mọi người cùng thực hiện.

Bốn là, Hội Phụ nữ cần tiếp tục nghiên cứu để không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục bệnh hành chính hoá hoạt động của Hội; xây dựng và tổ chức tốt hoạt động của các cấp hội, đặc biệt là gắn bó với tổ chức cơ sở làm sao cho ngày càng thiết thực hơn, quan tâm ngày càng nhiều hơn tới cuộc sống và sự tiến bộ của từng đối tượng, các tầng lớp phụ nữ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ để nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chính đáng của quần chúng phụ nữ, tạo niềm tin với Đảng, với cuộc sống và động viên phụ nữ hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc đúng với vai trò, vị trí của phụ nữ.

Thông qua công tác vận động phụ nữ, Hội cần tích cực nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách nhằm chăm lo quyền lợi cho phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em phát huy cao nhất khả năng đóng góp của mình cho xã hội.

Thông qua hoạt động thực tiễn, các cấp Hội cần chú ý phát hiện và coi trọng công tác bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu những chị em có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn tham gia các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở, nâng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong những năm tới đạt tỷ lệ cao hơn, đúng với khả năng của phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng trong quản lý nhà nước và xã hội. Hiện nay, việc quy hoạch và tạo nguồn cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội đồng nhân dân còn thấp. Vấn đề này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Trong những năm qua, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và phong trào phụ nữ cả nước đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Bên cạnh việc phát huy nội lực, còn có một phần quan trọng là sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân và phụ nữ các nước, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc. Trong nhiệm kỳ tới, Hội cần tiếp tục mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, phối hợp và tăng cường đoàn kết với phụ nữ các nước vì mục tiêu: hoà bình, bình đẳng và phát triển cho thế kỷ XXI.

Thưa các vị đại biểu,

Đối với dân tộc ta, thế kỷ XX là thế kỷ được in đậm dấu bởi chặng đường dài đấu tranh oanh liệt và chiến thắng vẻ vang suốt ba phần tư thế kỷ. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ vươn lên bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ IX có ý nghĩa quan trọng - định hướng cho hoạt động của phong trào phụ nữ những năm đầu của thế kỷ mới này. Với niềm tự hào về truyền thống của dân tộc, của phụ nữ, với tinh thần yêu nước và quyết tâm phấn đấu của các thế hệ phụ nữ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tin tưởng sâu sắc rằng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ lãnh đạo phong trào phụ nữ Việt Nam thực hiện thắng lợi những mục tiêu của nhiệm kỳ IX đã đề ra.

Với niềm tin tưởng ấy, tôi chúc Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ IX thành công tốt đẹp.

Chúc các vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:25 pm

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 45781981
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 19761382
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 35868850
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY 59604379
DIỄN VĂN BẾ MẠC

Do đồng chí Hà Thị Khiết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa IX đọc tại phiên bế mạc ngày 23/02/2002
Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Kính thưa các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa các vị khách quý quốc tế,
Thưa các bạn và toàn thể chị em thân mến,
Sau những ngày làm việc tích cực, khẩn trương và đầy tinh thần trách nhiệm trước phong trào phụ nữ, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2002 - 2007 đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua các văn kiện quan trọng được trình trong Đại hội:
- Báo cáo chính trị của Đại hội do Ban Chấp hành Trung ươngHội Liên hiệp phụ nữ Việt Namkhoá VIII trình Đại hội.
- Điều lệ Hội Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam(sửa đổi, bổ sung)
- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Namkhoá VIII.
Các văn kiện được thông qua tại Đại hội là kết quả của quá trình làm việc dân chủ, khoa học, công phu, dựa trên cơ sở của trí tuệ tập thể, của hàng triệu cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ và Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp; cũng như hàng ngàn ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể quan tâm đến phong trào phụ nữ. Đó là sự kết tinh trí tuệ, tình cảm, trách nhiệm và thể hiện ý chí, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ cả nước quyết tâm phấn đấu đóng góp cao nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Đại hội đã nghe 6 báo cáo tham luận của các Bộ, ngành và 11 tham luận của các tập thể, cá nhân tiêu biểu cho phong trào phụ nữ cả nước và hoạt động của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đó là tham luận của các đại biểu đã từng là nhân chứng, là chủ thể góp phần làm nên những thành tựu của phong trào phụ nữ, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Namtrong nhiệm kỳ qua. Các đồng chí đã đem đến cho Đại hội những kinh nghiệm quý báu đóng góp cho sự phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam.
Đại hội được chào đón và lắng nghe phát biểu chào mừng của các bạn bè quốc tế từ khắp các châu lục chia vui cùng chúng ta, đem đến cho Đại hội một điểm chung thật tuyệt vời về mối quan tâm Đoàn kết - Bình đẳng và Phát triển cho Phụ nữ. Tại diễn đàn quan trọng này các bạn đã bày tỏ về những ấn tượng sâu sắc, tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ đối với đất nước và con người Việt Nam, về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, về sự tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như đánh giá cao ảnh hưởng tích cực của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Các bạn đã đem đến diễn đàn quan trọng này niềm tin, sứcmạnh của tình đoàn kết hữu nghị, sự ủng hộ tích cực cho quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Các bạn và chúng tôi cùng phấn đấu cho mục tiêu cao cả: Bình đẳng - Phát triển và Hòa bình cho nhân loại và cho phụ nữ trên khắp hành tinh này.
Kính thưa Đại hội,
Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, 100% đại biểu dự Đại hội đã biểu quyết thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, tên phong trào thi đua, chỉ tiêu cụ thể của từng chương trình hoạt động, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sửa đổi, bổ sung và Nghị quyết Đại hội.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hànhHội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá IX gồm 132 uỷ viên, thể hiện tính kế thừa và đổi mới, đại diện cho trên 11 triệu hội viên phụ nữ cả nước. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá IX đã họp phiên thứ nhất bầu ra Đoàn Chủ tịch gồm 23 uỷ viên, bầu Chủ tịch và 6 Phó Chủ tịch để thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX giữa các kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
Đại hội chúng ta tin tưởng rằng mỗi Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá IX sẽ phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, không ngừng nâng cao trình độ năng lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tận tâm tận lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trọng trách lớn lao của mình, góp phần lãnh đạo phong trào phụ nữ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX.
Kính thưa Đại hội,
Đặc biệt vinh dự và tự hào, tại Đại hội này, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu quan trọng khẳng định sự nhất quán về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở Việt Nam. Đồng chí đã đánh giá cao những cống hiến và thành tích to lớn của phong trào phụ nữ trong 15 năm đổi mới, đồng thời cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phải dự báo và xác định những vấn đề chiến lược để phụ nữ Việt Nam hoà nhập và phát huy được truyền thống quý báu và vai trò tích cực của mình, cùng nhân dân cả nước vững bước đi lên trong thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ và toàn cầu hoá về kinh tế, thế kỷ mà phụ nữ Việt Nam sẽ phấn đấu nâng tỷ lệ tham gia lãnh đạo và quản lý phù hợp hơn với vai trò, vị trí và khả năng của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội chúng ta rất vinh dự và phấn khởi được đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trao tặng bức trướng mang dòng chữ "Phụ nữ Việt Nam năng động - sáng tạo - trung hậu - đảm đang". Phụ nữ cả nước xin nguyện đoàn kết phấn đấu xứng đáng với niềm tin tuởng đó của Đảng và Nhà nước.
Kính thưa Đại hội!
Thành công của Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là biểu hiện cao đẹp của tinh thần đoàn kết, dân chủ, tập trung trí tuệ của các đại biểu, là kết quả của sự lãnh đạo, động viên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của các Bộ - ban - ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Đại hội sẽ góp phần mở ra một thời kỳ mới đầy triển vọng tốt đẹp đối với phong trào phụ nữ, vì mục tiêu "bình đẳng, phát triển và hoà bình”.
Từ diễn đàn trọng thể này, thay mặt Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong cả nước hãy hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kính thưa Đại hội,
Những đóng góp tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào Phụ nữ nhiệm kỳ qua của toàn thể các chị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa VIII đã được Đại hội trân trọng ghi nhận. Thay mặt cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước, xin gửi tới các chị sự quý trọng, và tình cảm thân thương nhất.
Trong giờ phút trang trọng này, tất cả chúng ta hãy cùng nhau lưu giữ trong trái tim mình những ấn tượng tốt đẹp, hình ảnh sinh động, những tình cảm chân tình, nồng hậu của các cuộc giao lưu, tiếp xúc giữa đại biểu dự đại hội với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giữa các thế hệ cán bộ Hội, giữa các Đại biểu trong nước và quốc tế.
Kính thưa Đại hội,
Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ IX, Đại hội của Đoàn kết - Bình đẳng - Năng động - Sáng tạo sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ mới.
Trong không khí trang trọng và niềm vui lớn hôm nay, thay mặt Đoàn Chủ tịch và Ban Tổ chức Đại hội tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao từ trong quá trình chuẩn bị cho đến Đại hội hôm nay.
Đại hội xin chân thành cảm ơn các cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các địa phương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện để Đại hội Phụ nữ các cấp và Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tận tình ủng hộ về vật chất, tinh thần và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Đại hội.
Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh và chân thành cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các tầng lớp phụ nữ và thiếu nhi Thủ đô Hà Nội, các đơn vị Bộ đội kết nghĩa đã đến cổ vũ, góp phần cho sự thành công của Đại hội.
Cũng từ diễn đàn trọng thể này, Đại hội chúng ta chân thành cảm ơn sự có mặt của ngoại giao đoàn, đại diện cho các tổ chức quốc tế tại nước ta, các vị khách quốc tế đã đem đến cho Đại hội và phụ nữ Việt Nam những tình cảm hữu nghị, sự hợp tác và ủng hộ có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Chúc tình hữu nghị đoàn kết giữa phụ nữ Việt Nam và tất cả các bạn ngày càng bền chặt vì bình đẳng, phát triển và hoà bình cho phụ nữ Việt Nam và phụ nữ trên toàn thế giới.
Đại hội chân thành cảm ơn các cơ quan văn hoá, nghệ thuật, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài đã tới dự đưa tin và tuyên truyền kịp thời cho Đại hội
Đại hội xin cảm ơn Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, các Tiểu ban phục vụ Đại hội, các đơn vị, các khách sạn, các tổ chức, các đồng chí phiên dịch, các cá nhân cán bộ, chuyên viên, nhân viên ... đã quan tâm giúp đỡ, tận tuỵ ngày đêm phục vụ, góp phần tích cực cho sự thành công của Đại hội.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:26 pm

Kính thưa Đại hội,
Từ hội trường Ba Đình lịch sử, trong hương sắc ấm áp tươi đẹp của Mùa Xuân Nhâm Ngọ, Đại hội kêu gọi phụ nữ cả nước với khát vọng vươn tới tương lai tươi sáng, hãy phát huy phẩm chất cao quý, truyền thống tốt đẹp từ thời Bà Trưng, Bà Triệu quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ và 6 chương trình hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007. Chặng đường mới tiếp theo vừa có những thuận lợi mới, những cơ hội mới, đồng thời cũng không ít khó khăn và thử thách mới, đòi hỏi phụ nữ cả nước hãy đồng sức, đồng lòng, quyết tâm cao độ phấn đấu vươn lên cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì "Bình đẳng, phát triển và hoà bình" cho phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Đại hội tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ,ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương và địa phương, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, với sự năng động, sáng tạo của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX nhất định sẽ đi vào cuộc sống thực tế của phụ nữ nước ta.
Được Đại hội tín nhiệm trao cho đảm đương trọng trách trước phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa IX và cá nhân tôi, xin nguyện đoàn kết phấn đấu, đem hết khả năng, cộng đồng trách nhiệm, gương mẫu trong công tác và lối sống, cùng với cán bộ và hội viên phụ nữ cả nước phấn đấu không mệt mỏi cho sự phát triển của đất nước, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam, cho hôm nay và mai sau, xứng đáng với lời khen tặng của Bác Hồ kính yêu: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.
Trong những ngày đầu xuân mới, với niềm vui lớn trước sự thành công tốt đẹp của Đại hội và nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3 sắp đến, Đại hội trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các quý vị đại biểu, các vị khách quốc tế, cùng toàn thể phụ nữ và nhân dân cả nước những tình cảm quý trọng và lời chúc dồi dào sức khoẻ - hạnh phúc, có nhiều niềm vui và thắng lợi.
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đầy tin tưởng này, tôi xin long trọng tuyên bố bế mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX.
Xin trân trọng cảm ơn !



Điện và thư chúc mừng

Điện và thư chúc mừng của các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước gửi tới Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX
1. Đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN, do điều kiện công tác không tới dự Đại hội, đã điện chúc mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp.
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang - gửi điện và hoachúc mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp.
3. Hội phụ nữ Dân chủ Triều Tiên: gửi điện chúc mừng Đại hội với nội dung như sau:
Uỷ ban Trung ương Hội Phụ nữ dân chủ Triều Tiên - xin thay mặt toàn thể phụ nữ Triều Tiên gửi tới Đại hội Phụ nữ toàn quốc Việt Nam lần thứ IX những lời chào và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Chúng tôi vô cùng cảm kích trước những thành tựu mà các bạn đã đạt được trong 5 năm qua, vì sự thống nhất, tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phụ nữ, đặc biệt - trong việc xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như chúng tôi.
Chúng tôi tin tưởng rằng, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai tổ chức phụ nữ của hai nước chúng ta sẽ ngày càng được củng cố và phát triển cho tương lai.
Xin gửi tới các bạn những tình cảm trân trọng nhất.
Uỷ ban Trung ương Hội phụ nữ dân chủ Triều tiên.
4. Tổ chức APHEDA gửi điện chúc mừng Đại hội với nội dung;
Kính thưa bà Hà Thị Khiết,
Kính thưa bà Chủ tịch và tất cả các bạn của chúng tôi ở Hội LHPNVN.
Thay mặt APHEDA, tôi xin gửi tới bà những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX của Hội LHPNVN. Hơn một thập kỷ qua tổ chức APHEDA đã phối hợp với Hội LHPNVN vì sự phát triển cho phụ nữ ở các cấp Trung ương, tỉnh và huyện.
Chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động của Hội Phụ nữ Việt Nam như là một yếu tố quan trọng để giải quyết và thúc đẩy quyền của phụ nữ ở Việt Nam. Chung tôi coi Đại hội IX này là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam như là một quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi, những người bạn Úc xin chúc mừng Hội LHPN Việt Nam nhân dịp quan trọng này và xin gửi tới các bạn tình đoàn kết và hữu nghị của chúng tôi. Một lần nữa xin gửi tới các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Chúng tôi mong rằng mối quan hệ lâu dài của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Kính,
Tas Buli
Giám đốc.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong trào thi đua yêu nước   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:31 pm

Phong trào thi đua yêu nướcCuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”
(1989 – 1996)



Nội dung:

Vận động chị em tương trợ giúp đỡ nhau về giống, vật tư, ngày công lao động và kinh nghiệm sản xuất; Phối hợp với các ngànhvà các đoàn thể bạn để hướng dẫn, giúp đỡ chị em hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ; Đề xuất với các cơ quan chính quyền, các tổ chức kinh tế có chính sách, biện pháp hỗ trợ kinh tế gia đình và các mặt vốn, giống, vật tư, nguyên liệu, giá cả, thuế tiêu thụ sản phẩm...


Kết quả:

Hội viên giúp nhau làm kinh tế gia đình không lấy lãi:
362.279.000.000 đồng,
28.690 chỉ vàng
393.000 tấn thóc
hơn 8 triệu ngày công.

Phụ nữ vay vốn từ các nguồn đạt: 1.105.000.000 đồng

Tổ chức 2.838 lớp dạy nghề, tạo việc làm cho 94.443 phụ nữ



Cuộc vận động “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học"
(1989 – 1996)


Nội dung:

* Phổ biến các nội dung giáo dục kiến thức nuôi dạy con cho các bà mẹ về: Kế hoạch hoá gia đình, Vệ sinh phụ nữ, Bảo vệ thai nghén, Sự phát triển cơ thể trẻ em, Nuôi con từ 1-6 tuổi, Cách phòng chữa một số bệnh thông thường , tiêm chủng mở rộng, Cách sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh cho con, Giáo dục con trước tuổi đi học, Giáo dục con ở độ tuổi 7-13, Giáo dục con ở tuổi dậy thì, Giáo dục giới tính cho nữ thanh niên, Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho con; Phát hiện các hiện tượng suy dinh dưỡng của trẻ em; Thực hiện các chế độ ăn uống, tập luyện và phòng chống suy dinh dưỡng cho con.
* Phát hiện, tìm nguyên nhân của trẻ em bỏ học trong độ tuổi cấp I, II; Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ và vận động gia đình khắc phục khó khăn để các cháu tiếp tục học.

Kết quả:

* 26.000.000 lượt phụ nữ được truyền thông cuốn sách "Những điều cần cho sự sống".
* Quỹ giúp đỡ trẻ em có 1.309.498.000 đồng.
* 2.288 cơ sở mở Hội thi nuôi dạy con
* Vận động 182.406 học sinh bỏ học trở lại trường; tổ chức 350 lớp học tình thương cho 3.796 em học sinh.



Phong trào "Xoá mù chữ cho phụ nữ"
(1989 – 1996)


Nội dung:

* Xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Giáo dục, Bộ Tư lệnh biên phòng và cử cán bộ chuyên trách của Hội trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từng cấp tương đương.
* Tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ có con, phụ nữ có chồng là đối tượng xoá mù chữ cố gắng tạo điều kiện cho chồng, con, em đến lớp học xoá mù chữ.
* Kết hợp việc xoá mù chữ với 2 cuộc vận động là "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "Nuôi dạy con tốt góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học" và 5 chương trình công tác trọng tâm của Hội.



Kết quả:

* Vận động được 167.330 phụ nữ từ 13-15 tuổi không biết chữ ra lớp học xoá mù chữ.
* Thu 1.727.000.000 đồng tiền quỹ giúp trẻ em bỏ học và tổng trị giá tiền quà 2.712.000.000 đồng
* vận động 190.781 học sinh bỏ học trở lại trường
* xây dựng Quỹ giúp trẻ em nghèo khó khăn 545.000.000 đồng, trích 545.000.000 đồng và tặng quà trị giá 1.315.000.000 đồng giúp 296.147 em học tại 89.626 lớp học tình thương.
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Admin
thành viên vip
thành viên vip
Admin


Tổng số bài gửi : 573
Join date : 01/04/2009
Age : 47
Đến từ : TPHCM

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong trào thi đua yêu nước   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitimeSun Apr 12, 2009 3:37 pm

Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc"
(1997 – 2001)


Nội dung

* Tích cực học tập: Tổ chức lớp học xoá mù chữ và sau xoá mù chữ cho phụ nữ miền núi, vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa; Tổ chức học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ và tin học cho phụ nữ là cán bộ, công chức; Học chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
* Lao động sáng tạo: Kết hợp kinh nghiệm lao động truyền thống với việc áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện từng nơi; Thi đua lao động sản xuất đạt năng xuất, hiệu quả cao; Tận dụng và tiết kiệm thời gian lao động nâng cao tay nghề, cải tiến mẫu mã, công cụ lao động để sản phẩm đạt năng xuất cao, chất lượng tốt; Khuyến khích các sáng kiến, đề tài khoa học vận dụng trong đời sống lao đọng, sản xuất, nghiên cứu.
* Nuôi dạy con tốt:Nắm vững kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng hợp lí, an toàn lương thực thực phẩm; Hiểu những kiến thức nuôi con theo khoa học như chăm sóc thai nhi, tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng bệnh, nuôi con bằng sữa mẹ; Cung cấp các kiến thức về nuôi dạy con nên người; Tạo điều kiện cho con được chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi; Cho con đi học đúng độ tuổi, không để con bỏ học.
* Xây dựng gia đình hạnh phúc: Tuyên truyền, giáo dục về vai trò của gia đình đối với xã hội và mỗi người; Gĩư gìn thuần phong mỹ tục và truyền thống gia đình Việt Nam, phấn đấu xây dựng gia đình với chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".Trang bị cho phụ nữ và các nữ thanh niên khác trong gia đình những kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, nuôi dạy con, vệ sinh phòng bệnh; Hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh, phấn đấu đạt danh hiệu "gia đình văn hoá".

Kết quả:

* Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho trên 100 triệu lượt hội viên, phụ nữ; góp phần xoá mù chữ cho 195.313 phụ nữ.
* Gần 30 triệu lượt phụ nữ được hướng dẫn kiến thức về Dân số-KHHGĐ, nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS; được khám bệnh định kỳ hàng năm.
* 68% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, 65,9% phụ nữ có thai được tiêm phóng uốn ván; 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng phòng bệnh; Trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 53% xuống còn 42%
* Tổ chức được 176.614 lớp hướng dẫn kỹ năng lập dự án, quản lí vốn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ.
* Mở được 16.578 lớp dạy nghề cho 382.298 học viên, trong đó 168.360 học viên được tạo việc làm sau khi học nghề.




Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”
(1997 – 2001)


Nội dung:

* Khơi dậy tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp, tạo nên một phong trào rộng lớn trongcác tầng lớp phụ nữ, tự nguyện giúp nhau vốn, giống, ngày công và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.
* Sáng tạo nhiều hình thức giúp nhau thoát khỏi đói nghèo đa dạng, hiệu quả mà tiêu biểu là mô hình "Nhóm phụ nữ tiết kiệm" và Quỹ tình thương.
* Khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo, đặc biệt tập trung vào nguồn vay tín chấp qua Ngân hàng và nguồn tiết kiệm của chị em, nguồn từ các Tổ chức quốc tế, với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người nghèo, gắn với các mô hình hoạt động lồng ghép.


Kết quả:

* Chị em giúp nhau không tính lãi tổng số tiền, vàng trị giá gần 300 tỉ đồng và trên 3 triệu con giống
* Trên 2 triệu lượt phụ nữ, trong đó 62% là phụ nữ nghèo được nhận vốn vay, được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất thông qua 70.000 nhóm "Phụ nữ tiết kiệm" đã căn bản thoát đói, giảm nghèo, tỉ lệ hoàn trả vốn đạt 95% trở lên. Trung bình mỗi năm, tổng doanh số từ các nguồn vốn đạt trên 1.900 tỉ đồng.



Phong trào "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" (1997 – 2001)
Phát động ngày 19/5/1997)


Nội dung:


Nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội nói chung, phụ nữ cả nước nói riêng về chương trình tín dụng-tiết kiệm và những thay đổi tích cực mà chương trình này đã mang lại cho việc cải thiện đời sống của chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo;Giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân và phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với vốn (tín dụng) để sản xuất, nhằm tăng thu nhập và tăng sản lượng do các hoạt động kinh tế mang lại; Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong quá trình phát triển đất nước, quan tâm đến chị em nghèo, giúp họ hoà nhập vào nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.



Kết quả:

* Vận động được 122 tỉ đồng, cho hơn 200.000 chị em phụ nữ nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ Cách mạng vay để phát triển sản xuất;
* Vận động được 42,8 tỉ đồng bổ sung vào nguồn vốn vay cho phụ nữ nghèo.




Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"
(2002-2007)



Nội dung:

* Tích cực học tập: có ý thức học tập trong mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, dưới nhiều hình thức để không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; học tập để không ngừng hoàn thiện về nhân cách, có đủ hiểu biết thực hiện tốt trách nhiệm công dân, đảm đương tốt vai trò người phụ nữ trong gia đình và thực hiện tốt thiên chức người mẹ.
* Lao động sáng tạo: Luôn tìm tòi cái mới, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào lao động sản xuất, quản lý, kinh doanh, trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, lao động nghệ thuật ... nhằm đạt hiệu quả cao, sản phẩm lao động đạt chất lượng tốt.
* Xây dựng gia đình hạnh phúc: Có ý thức trách nhiệm, có kiến thức, sự hiểu biết để tổ chức hợp lý cuộc sống gia đình; xây dựng cho các thành viên trong gia đình có ý thức chấp hành luật pháp chính sách, tích cực lao động tạo thu nhập chính đáng đóng góp về kinh tế cho gia đình, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau, cùng chia xẻ, gánh vác công việc gia đình, nuôi dạy con trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của xã hội; xây dựng gia đình nề nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu hiếu thuận, giữ gìn thuần phong mỹ tục của văn hoá gia đình Việt Nam; các thành viên gia đình có lối sống lành mạnh, không mắc vào tệ nạn xã hội; biết quan tâm tới lợi ích chung và giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng; xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, để gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

Kết qủa:

* Năm 2002 có 4.899.420 phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào (đạt tỷ lệ 51,6%), trong đó có 4.358.329 hội viên (đạt tỷ lệ 57,83% số hội viên đăng ký).
* Năm 2003 có 8.475.379 phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào, trong đó có 4.358.329 hội viên (đạt tỷ lệ 67,78% số hội viên đăng ký).
* Trong nửa nhiệm kỳ (2002-6/2004) Hội LHPN các cấp đã: tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho trên một trăm triệu lượt hội viên, phụ nữ ; góp phần xoá mù chữ cho 57.730 phụ nữ.
* Chị em giúp nhau không tính lãi tổng số tiền, vàng trị giá gần 300 tỉ đồng và trên 3 triệu con giống
* Trên 2,5 triệu lượt phụ nữ, trong đó hơn 60% phụ nữ nghèo được nhận vốn vay, được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất thông qua 163.846 nhóm "Phụ nữ tiết kiệm" đã căn bản thoát đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, tỉ lệ hoàn trả vốn đạt 95% trở lên. Trung bình mỗi năm, tổng doanh số từ các nguồn vốn đạt trên 4.000 tỉ đồng (trong đó vốn hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ 31,5 tỷ đồng). Thành lập 23 Câu lạc bộ nữ daonh nhân cấp tỉnh, 195 Câu lạc bộ nữ daonh nhân cấp huyện (trực thuộc Hội LHPN). Có 315.913 học viên được đào tạo nghề tại các Trung tâm/cơ sở dạy nghề của Hội LHPN, trong đó có 179.376 học viên có việc làm sau khi học nghề ( 57% số học viên học nghề).
* Gần 30 triệu lượt phụ nữ được hướng dẫn kiến thức về Dân số-KHHGĐ, nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS; được khám bệnh định kỳ hàng năm.
* Phụ nữ đóng góp tiền, quà trị giá 32.546 triệu đồng giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn (không kể tiền đóng góp xây dựng Nhà tình thương); giúp trẻ em đặc biệt khó khăn 14.581 triệu đồng, trẻ em suy dinh dưỡng 4.490 triệu đồng. Tham gia giải quyết 64.797 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tiếp 205 lượt đoàn khách quốc tế, 1.844 người đến Trung ương Hội LHPN Việt Nam và đến các tỉnh/thành Hội; khai thác, quản lý, thực hiện 376 dự án quốc tế triển khai tại 2.410 xã trong cả nước.



KHEN THƯỞNG



* Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam tặng:
o Bức trướng "Đoàn kết, Đổi mới, Trung hậu, Đảm đang" (1992
o Bức trướng “"Phụ nữ Việt Nam: Năng động, Sáng tạo, Trung hậu, Đảm đang" (2002).

* Nhà nước khen phụ nữ khen tặng:
o Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 46.677 mẹ (phong tặng 13.293 mẹ, truy tặng: 33.384 mẹ).
o Danh hiệu Anh hùng Lao động: 17 đơn vị ; 17 phụ nữ
o Anh hùng Lực lượng vũ trang: 7 đơn vị; 79 phụ nữ ;
o Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 272
o Huân chương Độc lập các hạng: 4 tập thể
o Huân chương Hồ Chí Minh: 6 cá nhân
o Huân chương Độc lập các hạng: 10 tập thể; 5 phụ nữ
o Huân chương Lao động các hạng: 88 tập thể; 27 phụ nữ.
o Cờ thi đua Chính phủ: 2
o Bằng khen Chính phủ: 146 tập thể & 185 cá nhân
* Các Bộ/ban/ngành/đoàn thể khen tặng 246 Huy chương và Kỷ niệm chương cho cán bộ TW Hội LHPN Việt Nam.
* Quốc tế khen:
o LHQ tặng giải thưởng về thành tích xoá đói giảm nghèo cho: 01 cá nhân (chị Hoàng Thị Mái, dân tộc H’Mông.
o Giải thưởng Kovalevskaia: 12 tập thể và 28 cá nhân nữ (từ năm 1985-2005).

* Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam khen tặng:
o Cờ thi đua: 1.090 tập thể.
o Bằng khen: 11.331 tập thể và 3.236 cá nhân.
o Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ (1980- 2004): 106.096 cá nhân
Về Đầu Trang Go down
https://phunu.forum-viet.com
Sponsored content





GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY   GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
» GIAI ĐOẠN TỪ 1946 - 1954
» GIAI ĐOẠN 1955 - 1975
» GIAI ĐOẠN 1976 - 1986
» Phim giải cứu thần chết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Hội LHPN Việt Nam :: Quá trình phát triển Hội LHPN Việt Nam-
Chuyển đến